Trang chủNewsNhân quyềnThế giới kỹ thuật số bình đẳng, an toàn cho người khuyết...

Thế giới kỹ thuật số bình đẳng, an toàn cho người khuyết tật


Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì, nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Dự án “Nâng cao kiến thức kỹ thuật số cho cộng đồng yếu thế” được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Abdul Rohman và Thạc sĩ Võ Thị Diễm Trang đến từ Khoa Truyền thông và thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam.

Diễn ra từ tháng 6-12/2023 với sự tài trợ của Traveloka, mục tiêu chính của dự án là giúp người khuyết tật tiếp cận thế giới kỹ thuật số một cách bình đẳng, an toàn, đạt lợi ích tối đa.

Tiến sĩ Rohman nhấn mạnh: “Trong thời đại mà hầu hết chúng ta đều dán mắt vào điện thoại di động, máy tính xách tay, đồng hồ thông minh hay các công nghệ số khác, thật dễ dàng quên rằng có những người trong xã hội vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc kết nối với thế giới xung quanh”.

Vị chuyên gia này nói thêm: “Người khuyết tật thường gặp khó khăn về tài chính khi mua sắm các thiết bị kỹ thuật số. Các ứng dụng và thiết bị cũng thường thiếu các tính năng giúp người khuyết tật dễ dàng sử dụng. Những vấn đề xung quanh quyền riêng tư và vi phạm an ninh cá nhân bắt nguồn từ thời đại AI càng làm mọi thứ trở nên phức tạp hơn”.

Trang bị kiến thức kỹ thuật số

Cải thiện cơ sở hạ tầng kết nối Internet và truy cập vào các thiết bị kỹ thuật số là điểm khởi đầu hợp lý để thu hẹp khoảng cách số hiện tại.

Thế giới kỹ thuật số bình đẳng, an toàn cho người khuyết tật
Một buổi tập huấn cho người hướng dẫn với sự tham gia của 12 người khuyết tật đến từ Hà Nội và các địa phương lân cận vào tháng 7/2023. (Ảnh: Nhóm dự án RMIT cung cấp)

Tuy nhiên, một nhiệm vụ quan trọng không kém là trang bị cho người khuyết tật kỹ năng số để có thể bảo vệ bản thân trong không gian số.

Tiến sĩ Rohman cho biết: “Nhiều người có thể thờ ơ hoặc lơ là với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong khi nhiều người khuyết tật thậm chí còn không thể tiếp cận những kỹ năng như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với rủi ro do hoàn cảnh chứ không phải do lựa chọn của cá nhân”.

Trong khuôn khổ Dự án Nâng cao kiến thức kỹ thuật số cho cộng đồng yếu thế, 27 người khuyết tật đã được tuyển chọn tham gia các buổi tập huấn cho người hướng dẫn (Training of Trainers) để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng lãnh đạo và gắn kết cộng đồng, giúp họ có thể phổ biến kỹ năng sử dụng kỹ thuật số cho những người khuyết tật khác trong cộng đồng địa phương của họ.

Sau đó, những “đại sứ” này đã tiến hành các buổi tập huấn cộng đồng (Training of Communities) về kiến thức kỹ thuật số cho gần 400 người khuyết tật khác, giúp họ tự tin điều hướng trong không gian số, quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả và bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của bản thân.

Nhiều người tham gia chia sẻ sự phấn khích và nhấn mạnh rằng buổi tập huấn giúp họ cảnh giác hơn khi tham gia vào không gian mạng.

Một người khiếm thị cho biết: “Nhờ tham gia tập huấn mà tôi đã học được nhiều kiến thức mới và cũng khá bất ngờ về các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Từ giờ trở đi tôi sẽ thận trọng hơn khi cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội”.

Định hình chính sách, thúc đẩy hòa nhập

Không chỉ bó hẹp trong hoạt động đào tạo, dự án còn thực hiện nghiên cứu dựa trên 35 cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các lãnh đạo hội người khuyết tật và phỏng vấn nhóm tập trung với người khuyết tật sinh sống tại 23 tỉnh thành ở Việt Nam.

Những hiểu biết sâu sắc thu được là cơ sở cho chuỗi đối thoại chính sách tại Hà Nam, Đà Nẵng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của đại diện các bộ ngành chính phủ và các tổ chức liên kết với hội người khuyết tật ở từng địa phương.

Tại các buổi đối thoại này, đại diện các bên liên quan khác nhau đã thảo luận về những quan ngại và thách thức về công nghệ cũng như tác động của chúng đến người khuyết tật.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc Trung tâm thông tin và giám sát điều hành thông minh TP. Đà Nẵng chia sẻ quan sát rằng một số trang web và nền tảng trực tuyến của các sở, cơ quan trực thuộc thành phố đã tích hợp tính năng thân thiện với người khuyết tật như điều chỉnh cỡ chữ, chuyển đổi văn bản thành giọng nói và sách nói được thiết kế riêng cho người khiếm thị.

Tuy nhiên, các cổng thông tin như vậy vẫn còn rất ít. Do vậy, ông Quốc kêu gọi các bên liên quan không được bỏ qua những thách thức cần giải quyết để người khuyết tật có thể khai thác công nghệ thông tin và số hóa hiệu quả hơn.

Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp khả thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận thông tin và sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình.

Chị Nguyễn Thu Phương, trợ lý nghiên cứu Đại học RMIT, đồng thời là thành viên của một hội người khuyết tật ở Hà Nội, nêu bật kết quả tích cực từ buổi đối thoại chính sách tại Đà Nẵng.

Sau buổi đối thoại này, UBND thành phố đã nhanh chóng có công văn gửi các sở liên quan để tìm hiểu và triển khai thực hiện các kiến nghị được đề ra.

Những kiến nghị này bao gồm việc lập danh sách thống kê các cơ sở khách sạn, bệnh viện và nhà hàng dễ tiếp cận với người khuyết tật, tích hợp phần mềm bệnh viện với các tính năng hỗ trợ người khuyết tật như đọc màn hình hoặc khuếch đại âm thanh…

Chị Phương nói: “Điều này cho thấy các cuộc đối thoại chính sách mở đang góp phần thúc đẩy tiến bộ. Đây có thể là diễn đàn hiệu quả để tiếng nói của người khuyết tật được lắng nghe và chuyển thành hành động nhằm tạo ra thay đổi tích cực”.

Thế giới kỹ thuật số bình đẳng, an toàn cho người khuyết tật
Một buổi đối thoại chính sách tại TP. Đà Nẵng vào tháng 10/2023. (Ảnh: Nhóm dự án RMIT cung cấp)

Bước tiếp theo: Chinh phục AI

Mặc dù đã có bước tiến nhất định nhưng hành trình thúc đẩy tiến bộ vẫn phải tiếp diễn. Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến, nhóm nghiên cứu RMIT nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm rằng công nghệ này không làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật.

“Giống như nhiều công nghệ khác, các công nghệ dựa trên AI thường khó tiếp cận và có giá cao đối với người khuyết tật. Những người có thể truy cập và đủ khả năng chi trả cho những công nghệ này thì thường không nhận thức được mình phải đánh đổi bằng dữ liệu cá nhân ra sao”, Tiến sĩ Rohman nói.

Ông đánh giá rằng nhiều công nghệ dựa trên AI ra đời mà không hề cân nhắc đến khả năng tiếp cận cho người khuyết tật từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn người dùng cuối. Chúng còn dựa trên các quy chuẩn thông thường để xử lý dữ liệu, khiến người khuyết tật càng trở nên yếu thế hơn.

Vị chuyên gia kết luận: “Mặc dù cách giải quyết dễ nhất là đa dạng hóa nguồn dữ liệu đầu vào để phát triển ứng dụng, giải pháp ý nghĩa hơn cả là mời người khuyết tật tham gia vào từng giai đoạn phát triển sản phẩm – thay vì chỉ hỗ trợ họ như một yêu cầu phát sinh sau này”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phần lớn người dùng ví điện tử thuộc thế hệ gen X

Kết quả khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa vừa công bố cho thấy, xu hướng chuyển đổi sang các phương thức thanh toán điện tử hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Theo đó, 56% người dùng Việt Nam tham gia khảo sát đã giảm sử dụng tiền mặt hơn so với năm trước và chủ...

Hoa Kỳ mở rộng chương trình hỗ trợ người khuyết tật tại tỉnh Bạc Liêu

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khởi động một dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ hoạt động tư vấn về sống độc lập cho người khuyết tật

Làm sao để người khuyết tật có thể sinh hoạt thuận tiện ngay tại nhà là một trong hoạt động chính của dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật” tại Thừa Thiên Huế. Hai công dân Đức và Nhật Bản được trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” “Giai điệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj...

Dự kiến tổ chức nhiều chương trình đặc sắc, ấn tượng tại Lễ hội Vì hòa bình

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trình bày dự thảo kịch bản, chương trình khung các hoạt động Lễ hội...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất...

Có nên dán kính chống nhìn trộm cho iPhone?

Kính cường lực chống nhìn trộm không còn quá xa lạ với người dùng điện thoại thông minh hiện nay. Kính cường lực chống nhìn trộm là miếng dán cường lực dành cho màn hình điện thoại. Nó có tác dụng hạn chế tầm nhìn của người xung quanh trong phạm vi góc nhìn nghiêng 90 độ. Điều...

Mới nhất