Trang chủNewsNhân quyềnTìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn,...

Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS


Nhiều công trình nước sạch bỏ hoang

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, trước năm 2010, trên địa bàn 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân có 48 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã được xây dựng từ các Chương trình 134, 135 và Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn với tổng kinh phí đầu tư hơn 56,8 tỷ đồng; tổng công suất mỗi ngày đêm 11.312m3 nước sinh hoạt cung cấp cho 48.332 người dân tại 9.460 hộ gia đình. Sau 13 năm xây dựng, đến nay chỉ có 14 công trình hoạt động bền vững, 4 công trình bình thường, còn lại 11 công trình kém hiệu quả và 11 công trình không hoạt động.

img_e2132.jpg
Nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Ngoài 3 nguồn vốn nêu trên, từ năm 2010 đến nay 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Yên còn huy động các doanh nghiệp, người dân kết hợp nguồn vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện các dự án cấp bách phòng chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn để đầu tư xây dựng thêm 24 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung với tổng kinh phí đầu tư hơn 164 tỷ đồng, tổng công suất mỗi ngày đêm 8.041m3 nước sinh hoạt cung cấp cho 52.922 người dân tại 9.942 hộ gia đình. Tuy nhiên đến nay chỉ có 10 công trình hoạt động bền vững, còn lại 6 công trình bình thường, 2 công trình kém hiệu quả và 6 công trình không hoạt động.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Hữu Như, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, quy mô nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã được đầu tư xây dựng trước đây còn nhỏ, chưa đồng bộ, nguồn nước khai thác không ổn định…

Thế nhưng 8 năm qua nguồn ngân sách hỗ trợ các địa phương còn hạn hẹp, không thể nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, một số khu vực thiếu nước nhưng chưa được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Trong khi đó nguồn thu tiền sử dụng nước không đủ để bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục các sự cố, nên nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến bỏ hoang, các địa phương cũng chưa tìm ra mô hình quản lý hiệu quả và bền vững công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.

img_e1865.jpg
Hệ thống ống cấp nước đã xuống cấp trầm trọng

Nói về một số khó khăn, bất cập, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Phú Yên Phạm Ngọc Công, Trưởng đoàn khảo sát tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh, tháng 5/2023 cho biết, phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã đưa vào sử dụng trên 10 năm nên thường xuyên hư hỏng, xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động.

Cùng với đó, trang thiết bị đầu tư công trình các giai đoạn chưa đồng bộ nên khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tỉ lệ thất thoát nước. Kinh phí phân bổ hàng năm để đầu tư, nâng cấp mở rộng công trình cấp nước trên địa bàn các huyện miền núi rất ít, không đáp ứng nhu cầu thực tế.

img_e2147.jpg
Bể chứa trong các công trình cấp nước sạch xuống cấp nghiêm trọng

Bên cạnh đó, nguồn thu tiền sử dụng nước không đủ chi phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa khắc phục các sự cố nhỏ; mô hình quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước chưa được thống nhất; việc chuyển đổi hoặc thành lập đơn vị sự nghiệp công để làm nhiệm vụ quản lý, vận hành chưa được thực hiện. Trình độ nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệm của nhân viên quản lý, vận hành còn yếu, chưa đồng đều, thường xuyên thay đổi, nhiều trạm nhân viên không đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. Công tác kêu gọi xã hội hóa trong việc đầu tư, nâng cấp mở rộng công trình cấp nước cũng đang gặp nhiều khó khăn.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Phú Yên là địa bàn cư trú lâu đời của 3 dân tộc chính gồm Êđê, Chăm và Bana. Đến nay, cộng đồng các dân tộc phát triển đa dạng và phong phú với 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số, trên 60.000 người sinh sống, chiếm gần 7% dân số toàn tỉnh.

Giải pháp sử dụng hiệu quả các công trình nước sạch

Để giải quyết những bất cập của công trình cấp nước sinh hoạt, tháng 2/2023, UBND tỉnh Phú Yên đã xác lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, ngoài việc tập trung khôi phục các công trình trước đây, Phú Yên tiếp tục đầu tư xây dựng mới, kết hợp nâng cấp và mở rộng một số công trình ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực thường xuyên thiếu nước sinh hoạt do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra. Mặt khác, tỉnh Phú Yên kêu gọi đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt theo hình thức xã hội hóa.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết: Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỉnh Phú Yên phải hoàn thành việc khôi phục, duy trì và đảm bảo hiệu quả hoạt động ổn định 74 công trình cấp nước sinh hoạt đã xây dựng trước đây, với tổng dự toán khoảng trên 185 tỷ đồng để cung cấp nước sạch cho 34.403 hộ gia đình. Trong đó, sử dụng nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh 58,3 tỷ đồng, ngân sách huyện – xã gần 6,6 tỷ đồng, người dân đóng góp gần 26 tỷ đồng và huy động các nguồn hợp pháp khác 94,2 tỷ đồng.

Tiếp đó, sẽ kêu gọi đầu tư xây dựng mới 29 công trình, với tổng dự toán gần 734 tỷ đồng, từ các nguồn vốn xã hội hóa. Đến năm 2030, Phú Yên không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động 103 công trình đã đầu tư, nâng cấp mở rộng, mà tiếp tục kêu gọi đầu tư 11 công trình mới, với tổng dự toán 217,3 tỷ đồng để cung cấp nước sạch cho người dân.

Được biết cuối tháng 6 vừa qua, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên cũng đã có cuộc khảo sát thực tế tại nhiều công trình công trình cấp nước sinh hoạt ở 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân để có giải pháp cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những khó khăn, tồn tại có liên quan, sớm đáp ứng nhu cầu nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

img_e1973.jpg
Đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nước sinh hoạt cho người dân để người dân không phải dùng nước giếng có màu vàng đục, nhiễm phèn có mùi hôi

Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nước sinh hoạt cho người dân, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Phú yên Phạm Ngọc Công đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương sớm ban hành nghị định quy định cấp nước sinh hoạt nông thôn; các thông tư hướng dẫn quy trình bảo trì công trình cấp nước sạch nông thôn; thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực thủy lợi, nước sạch nông thôn; quy trình đặt hàng, giao kế hoạch dịch vụ công cấp nước sinh hoạt cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và quyết định về thực hiện tín dụng ưu đãi công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn thực hiện Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn ưu tiên bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn hợp pháp khác để đẩy nhanh tiến độ thực hiện có hiệu quả mục tiêu theo Kế hoạch 27/KH-UBND ngày 6/2/2023 của UBND tỉnh về đầu tư, nâng cấp công trình cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trước mắt, xem xét hỗ trợ kinh phí hoặc kêu gọi đầu tư để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng các công trình cấp nước đã xuống cấp, không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả và những khu vực chưa có công trình cấp nước.

Trong thời gian chờ Trung ương ban hành khung định mức sản xuất nước sạch khu vực nông thôn và hướng dẫn xây dựng giá nước, tỉnh xem xét tăng giá nước sinh hoạt ở khu vực miền núi từ 6.000 đồng/m3 mức thu hiện nay (cấp nước bơm dẫn) lên 7.000 đồng/m3 để đảm bảo kinh phí trong quản lý vận hành; đồng thời cho phép tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng công trình cấp nước nông thôn cho đến khi tỉnh ban hành giá nước mới (không trích khấu hao).



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập huấn cho người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2024

Ngày 17/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tập huấn cho người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 tại huyện Sông Hinh....

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Phú Yên năm 2024

Quy hoạch tỉnh Phú Yên sẽ là bản "tổng phổ" của các quy hoạch, đóng vai trò định hình không gian phát triển của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ hữu cơ với các tỉnh khu vực...

Ký cam kết tăng cường quản lý tài nguyên môi trường năm 2024

Tích cực, chủ động hoàn thành các nội dung cam kếtNgày 13/1/2023, UBND huyện Phù Yên đã tổ chức ký cam kết tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND 27 xã, thị trấn với Chủ tịch UBND huyện trong công tác quản lý...

Phú Yên phát triển kinh tế dựa trên lợi thế biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Phú Yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân thời kỳ 2021...

Phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên nước

Theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Phù Yên khá phong phú, đặc biệt quan trọng là hệ thống sông Đà và hệ thống suối, không chỉ cung cấp nguồn nước mà còn có ý nghĩa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực lớn hơn, đưa Tiền Giang phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

Cho ý kiến về các đề xuất, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương để giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu...

Thủ tướng chỉ rõ ‘1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh’ trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch; tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh,...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Bài đọc nhiều

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cùng chuyên mục

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Bru-Vân Kiều.Với ông Lý, khi đàn...

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ. Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn "dệt" cuộc sống ấm no Plan International Việt...

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Mới nhất

Cận cảnh những cuộc rượt đuổi mô tô nước hấp dẫn trên đầm Thị Nại

Chiều 24-3, các tay đua mô tô nước hàng đầu thế giới đã cống hiến cho khán giả tại Quy Nhơn (Bình Định) những màn rượt đuổi gay cấn, tốc độ cao. Màn trình diễn nhào lộn trên nước khiến hàng ngàn khán giả phấn khích. Ngay từ khi xuất phát, các tay đua mô tô nước đã tăng tốc...

Thành phố bảy sắc cầu vồng ở Thanh Hóa

Một dải bờ biển nhiều gam trầm ở Thanh Hóa bỗng trở nên rực rỡ, sống động chưa từng thấy khi quần thể nghỉ dưỡng Flamingo Ibiza Hải Tiến dần lộ rõ hình hài. Một Ibiza đầy màu sắc của Việt Nam Nếu như phần lớn các khu nghỉ dưỡng thường chọn gam màu trầm, trung tính với các sắc chủ đạo...

Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ và trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024

TPO - 15 đảng viên trẻ xuất sắc được tuyên dương và 14 cán bộ Đoàn đạt Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024 là những đoàn viên thanh niên tiêu biểu, xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở tỉnh Nghệ An. Chiều 20/3, tại Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh (TP....

Xem loạt ảnh này mà rưng rưng nhớ thời bao cấp

Tem phiếu mua thịt, mua vải, mua dầu, hình ảnh các cửa hàng mậu dịch, cảnh chen nhau xếp hàng nhận đồ bao cấp... từ thập niên 70, 80 được tái hiện qua những bức ảnh sinh động khiến người xem không khỏi rưng rưng khi nhớ lại một thời đã xa. Chứng minh thư thời "ông bà ta". Phiếu mua...

Hơn 1.800 người tham gia Giải chạy Pháp ngữ 2024

Ngày 24/3, tại Công viên Thống Nhất - Hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Pháp ngữ năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 1.800 vận động viên là các học sinh, sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao, người nước ngoài và các tổ chức Pháp ngữ trên địa bàn...

Mới nhất