Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhVắng EU, Nga vẫn giàu có nhờ những người bạn tốt; đại...

Vắng EU, Nga vẫn giàu có nhờ những người bạn tốt; đại gia dầu mỏ cũng “nhập hội” mua giá hời


Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất mua dầu Nga, chế biến và xuất khẩu sang nước khác. Các đại gia dầu mỏ Tây Á, dẫn đầu là Saudi Arabia, đang mua hàng triệu thùng dầu diesel của Nga, loại dầu bị cấm ở châu Âu, để bán sản phẩm này cho người mua ở Liên minh châu Âu (EU).

(Nguồn: FILE)
Saudi Arabia đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn của Nga. (Nguồn: FILE)

Ấn Độ tăng mua dầu Nga

Ấn Độ – nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới – đang xuất khẩu dầu của Nga, sau khi tinh chế, sang các nước ở châu Âu và châu Á.

Theo dữ liệu từ Vortexa, tháng 5/2023, Ấn Độ đã nhập khẩu 1,96 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga vào tháng trước, cao hơn 15% so với tháng 4, xác lập kỷ lục mới. Chi phí trung bình để mua một thùng dầu thô của Nga bao gồm cả chi phí vận chuyển đến bờ biển Ấn Độ trong tháng 4 là 68,21 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ khi quốc gia này bắt đầu mua khối lượng lớn dầu thô từ Nga.

Trước đây, Ấn Độ hầu như không nhập khẩu dầu thô từ Nga. Chi phí vận chuyển khổng lồ khiến dầu thô của Nga trở nên rất đắt đỏ so với các nguồn nhập khẩu lân cận của Ấn Độ từ Tây Á.

Nhà máy lọc dầu khu vực tư nhân đầu tiên của Ấn Độ tại Jamnagar ở Gujarat – do Reliance Industries (RIL) xây dựng – đã sử dụng dầu thô nhập khẩu, chủ yếu từ các nhà cung cấp Tây Á, để sản xuất sản phẩm tinh chế cho mục đích xuất khẩu.

Cho đến năm 2020-2021, Ấn Độ mua dầu thô từ Nga chưa đến 1% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này. Trong 10 tháng đầu năm 2020-21, Ấn Độ chỉ mua 419.000 tấn dầu thô từ Nga, chiếm 0,2% trong tổng lượng nhập khẩu 175,9 triệu tấn.

Ấn Độ đã xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế trị giá 49 tỷ USD vào năm 2021, đưa nước này trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ tinh chế lớn thứ ba thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính là Singapore (4,59 tỷ USD), Mỹ (3,56 tỷ USD), Hà Lan (2,89 tỷ USD) và Australia (2,62 tỷ USD).

Các thị trường xuất khẩu xăng dầu tinh chế tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ trong giai đoạn 2020 và 2021 – thời điểm trước chiến dịch quân sự – là Mỹ, Australia và Togo.

Tình hình đã thay đổi sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái. Lệnh cấm vận tài chính và thương mại của phương Tây đối với Nga đã buộc nước này phải bán dầu mỏ và các sản phẩm khác với giá chiết khấu cao.

Nhập khẩu dầu đột nhiên trở nên rẻ hơn nhiều từ Nga. Điều này khiến Ấn Độ tìm đến dầu thô của Nga vì thị trường năng lượng của nước này phụ thuộc 87% vào dầu nhập khẩu.

Dầu thô giá rẻ của Nga và nhu cầu xuất khẩu cao hơn đối với các sản phẩm tinh chế, xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Ấn Độ đang tăng lên. Giá trị nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tài khóa vừa qua ước đạt 158,3 tỷ USD, tăng từ 120,7 tỷ USD trong năm trước. Năm ngoái, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Ấn Độ, lần đầu tiên thay thế vị trí của Iraq.

Áp trần giá dầu Nga (Nguồn: AP)
Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Ấn Độ. (Nguồn: AP)

Đại gia dầu mỏ cũng “nhập hội”

Đặc biệt, Saudi Arabia – một trong những nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và kiếm được hàng tỷ USD từ xuất khẩu dầu mỗi năm – cũng đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn của Nga. Saudi Arabia đã và đang xuất khẩu dầu mỏ tinh chế, polyme etylen và propylen sang Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và UAE.

Bất chấp sự phản đối từ Mỹ, các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ đang tận dụng giá dầu giảm của Nga. Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang nhập khẩu dầu giá rẻ của Nga để tăng cường xuất khẩu dầu với giá cao hơn sang châu Âu.

Lý do duy nhất đằng sau việc Saudi Arabia và UAE nhập khẩu lượng lớn dầu từ Nga là để tận dụng sự khác biệt về giá cả. Trong vài tháng qua, hai đại gia dầu mỏ này đã nhập khẩu lượng dầu kỷ lục từ Moscow. Và dầu của Nga đang được vào EU thông qua Saudi Arabia và UAE – hai đồng minh Tây Á đáng tin cậy của Mỹ.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp từ công ty phân tích Kpler, Saudi Arabia đã nhập khẩu 174.000 thùng dầu diesel và dầu khí mỗi ngày từ Nga vào tháng 4/2023 và thậm chí nhiều hơn trong tháng 3/2023.

Hãng tin trên tiết lộ, khoảng 35% tổng lượng dầu diesel xuất khẩu của Saudi Arabia trong tháng 4/2023 được vận chuyển đến các nước Liên minh châu Âu (EU) và Anh. Saudi Arabia đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp chính của châu Âu kể từ tháng 2 năm nay.

Trong khi đó, hãng tin Reuter cho biết, Saudi Arabia đã tận dụng chiến lược lợi nhuận từ lọc dầu bằng cách nhập khẩu một lượng đáng kể dầu diesel của Nga với giá thấp và vận chuyển số lượng kỷ lục đến Singapore, nơi có thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Các nhà phân tích và thương nhân trong ngành nói rằng, tập đoàn Aramco của Saudi Arabia đã nắm bắt cơ hội để tăng xuất khẩu dầu diesel sang Singapore lên mức kỷ lục trong tháng 5.

Chuyển hướng sang thị trường châu Á đã cho phép Aramco thu được lợi nhuận ròng cao hơn do nguồn cung ở châu Á giảm trong mùa bảo dưỡng, đồng thời tận dụng nguồn cung dầu diesel tương đối khan hiếm ở Singapore do vấn đề bảo dưỡng nhà máy lọc dầu trong khu vực.

The Northlines nhận định, việc một số đồng minh của Mỹ ở Tây Á buôn bán dầu mỏ của Nga sang EU qua “cửa sau” cho thấy, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với ngành năng lượng vẫn còn những lỗ hổng.

Các quốc gia phương Tây đang cố gắng cắt giảm thu nhập của Nga từ dầu mỏ và khí đốt nhưng chưa thực sự thành công. Các nước EU và Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đặt mức giá tối đa là 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga.

Đáng chú ý, EU đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt của Nga vì châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp của Nga.

Nhờ những người “bạn tốt” như Trung Quốc, Ấn Độ, Saudi Arabia, UAE và Iran, Nga đã đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục là 227 tỷ USD vào năm 2022. Khi nhập khẩu giảm, cán cân thương mại của Nga đã tăng lên 282,3 tỷ USD vào năm ngoái, từ mức 170,1 USD tỷ của năm trước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ấn Độ tích cực mua dầu của Mỹ sau khi quay lưng với Nga

Dòng chảy dầu thô của Nga sang Ấn Độ tăng mạnh khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn là nhà cung cấp lớn nhất cho Ấn Độ, nhưng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ đã khiến dòng chảy này bị tắc nghẽn.Các thương nhân cho biết Tập đoàn Dầu khí Bharat, Tập đoàn Dầu Ấn Độ và nhà máy lọc dầu...

EU bổ sung 5 tỷ USD cho Ukraine, Moldova trục xuất nhà ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Mỹ đến Saudi Arabia

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/3.

Một quốc gia châu Âu “đoạn tuyệt” hoàn toàn dầu Nga trước thời hạn miễn trừ gần 1 năm

Chính phủ Bulgaria ngày 1/3 đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga như một phần của lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự của Moscow tiến hành tại Ukraine.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Vua tôm’ Minh Phú tính mở rộng thị phần trong nước

Hơn 99% lượng tôm Minh Phú bán mỗi năm là xuất khẩu, nên doanh nghiệp tính tăng "độ phủ" tại thị trường nội địa khi đưa hàng vào siêu thị. Chia sẻ này được ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nêu bên lề lễ ký hợp tác với Bách Hóa Xanh hôm 26/3, tại TP HCM.Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập năm 1992, là...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 25/3

Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 13,94 điểm hay NHNN hút ròng 7.200 tỷ đồng từ thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 25/3. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/3 Điểm lại thông tin kinh tế tuần 18-22/3 ...

Manulife Việt Nam tung sản phẩm mới, cam kết hoàn phí

Đóng phí ngắn, bảo vệ dài, cam kết hoàn phíTrong những năm qua, đại đa số khách hàng quan tâm tới bảo hiểm có yếu tố tích lũy - đầu tư thường chọn dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Không nhiều khách hàng chọn bảo hiểm tử kỳ dù điều kiện tham gia đơn giản, phí đóng thường thấp hơn các dòng sản phẩm khác, quyền lợi bồi thường cao khi có rủi ro tử...

Siêu thị Mỹ lần đầu tăng giá chuối sau hơn 20 năm

Trader Joe’s, một trong những chuỗi siêu thị lớn của Mỹ, gần đây tăng giá chuối - sản phẩm nổi tiếng nhất của họ - lần đầu kể từ năm 2001. Hôm 25/3, chuỗi siêu thị Trader Joe’s (Mỹ) cho biết gần đây đã tăng giá chuối, từ 0,19 USD lên 0,23 USD một quả. Mức tăng này tương đương hơn 20%. Đây là lần đầu tiên họ nâng giá chuối kể từ khi bắt đầu bán lẻ từng...

Tạo động lực xây dựng thương hiệu quốc gia thêm mạnh

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Tuy nhiên, để thương hiệu quốc gia vươn xa theo hướng bền vững vẫn cần nhiều giải pháp dài hơi.Tốc độ tăng trưởng thương hiệu nhanh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt...

Cùng chuyên mục

Kiên Giang đề xuất đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng làm đường ven biển ở Phú Quốc

Ngày 27.3, UBND tỉnh Kiên Giang đã gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ kiến nghị đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng cho TP Phú Quốc.Tại Công văn số 424 ngày 8.3.2024 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc gửi dự thảo Báo cáo tổng kết Quyết định số 178 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND tỉnh Kiên Giang đề xuất ưu tiên nguồn...

Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc lãi gấp đôi

Hãng xe điện BYD ghi nhận lợi nhuận ròng năm 2023 tăng 80% so với năm trước đó, bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hôm 26/3, BYD thông báo lợi nhuận ròng năm ngoái đạt 30 tỷ nhân dân tệ (4,2 tỷ USD), tăng gần gấp đôi năm 2022.BYD lãi lớn dù phải hoạt động trong bối cảnh "môi trường bên ngoài phức tạp", hãng cho biết. Đó là lạm phát toàn cầu cao và tăng trưởng...

Chủ tịch Hoa Lâm thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietBank

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) mới đây đã có văn bản thông báo thay đổi nhân sự. Cụ thể, ngân hàng miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Trần Thị Lâm theo nguyện vọng cá nhân. Quyết định có hiệu lực từ ngày 26/3/2023. Bà Trần Thị Lâm là cử nhân Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Lâm có...

Chuyên gia: Trong năm nay, giá chung cư có thể tăng tiếp 10%

Tại Hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024", bà Dung phân tích về nguyên nhân giá chung cư ở Hà Nội từ đầu năm đến nay liên tục tăng cao.Theo bà Dung, trong thời gian dài, thị trường chung cư ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng bị thiếu nguồn cung, đặc biệt nguồn cung dành cho nhu cầu ở thực (bình dân, trung cấp, tiệm cận giữa...

Vốn FDI 3 tháng đầu năm đạt 6,17 tỉ USD, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu

Về địa bàn đầu tư, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do Hà Nội có dự án đầu tư mới lớn với tổng vốn đầu tư hơn 662 triệu USD với mục tiêu đầu tư dự án khu đô thị mới ở Hà Nội. Bắc Ninh...

Mới nhất

Phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước

Chiều 27/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội.Lãnh Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Thành ủy Hà Nội...

Cần cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mary L.Schapiro về những yêu cầu hỗ trợ của Việt...

Phát triển y tế Cần Thơ trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển y tế thành phố thực sự trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu...

Việt Nam lần đầu có tiêu chuẩn cơ sở về thang máy

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hải Đức, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho biết thang máy có thể bị trục trặc, sự cố ở bất cứ đâu, từ nhà ở, chung cư tới các tòa văn phòng, trung tâm thương mại. Mặc dù không nằm trong danh...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thiếu tướng Leang Sovannara, Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ...

Mới nhất