Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốViệt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn


Trong cuộc gặp với cộng đồng công nghệ trẻ tại TP.HCM thuộc khuôn khổ chương trình Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024 (QVIC 2024), với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ không dây, tiến sĩ Trần Mỹ An chia sẻ 3 từ khóa để mô tả cộng đồng các startup Việt thông qua quan sát của bà trong năm vừa qua là “ấn tượng, sáng tạo và cống hiến”.

Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 1.

Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó chủ tịch kỹ thuật, mảng Bản quyền công nghệ Tập đoàn Qualcomm

“Tất cả các startup đã đến với chúng tôi đều mang những ý tưởng ấn tượng. Những ý tưởng đó rất sáng tạo, giải quyết nhiều vấn đề ở Việt Nam và thị trường toàn cầu. Điều tôi thực sự thích khi làm việc với các startup là sự tận tâm của họ với lý tưởng và ước mơ của mình, biến mọi thứ thành hiện thực. Điều đó thực sự thể hiện tinh thần kiên cường của người Việt và tôi yêu điều đó của các bạn”, bà An nhận xét.

Khi nói về bán dẫn – một trong những lĩnh vực quan trọng nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, bà An cho rằng để Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh, chúng ta cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tài năng. Theo bà, đây cũng cách để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh.

Nói về xu hướng công nghệ toàn cầu, tiến sĩ Trần Mỹ An đề cập đến truyền thông không dây 5G và trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó một điều đặc biệt ở 5G là tác động của nó đối với chuyển đổi số, còn AI sẽ được biến đổi trong mọi ngành.

Sau khi Việt Nam và Mỹ ra tuyên bố chung nâng cao quan hệ hai bên lên Đối tác chiến lược toàn diện, bà An cho rằng điều này mang lại nhiều cơ hội mới, vì vậy để tận dụng cơ hội, Việt Nam cần tập trung vào việc đầu tư và xây dựng nhân tài. “Sinh viên Việt Nam nổi tiếng với khả năng xuất sắc trong toán học và sự tận tâm, điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của Việt Nam trên trường quốc tế”, bà An nhắn nhủ.

Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 2.

Tiến sĩ Trần Mỹ An cùng các đối tác của QVIC và startup tham gia Roadshow QVIC 2024

Khởi xướng từ năm 2019, mục tiêu chính của QVIC là hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ, các công ty vừa và nhỏ và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới tại Việt Nam, nhằm tạo ra các sản phẩm sáng tạo góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trải qua 3 mùa tổ chức, QVIC đã trở thành một chương trình đổi mới sáng tạo uy tín ở Việt Nam, nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và từ các quỹ đầu tư giúp tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các startup deep tech (công nghệ lõi).

QVIC 2024 đang tìm kiếm các ý tưởng cải tiến phần mềm (software) liên quan đến AI, không cần xây dựng phần cứng, mà chỉ cần ý tưởng về cách kết hợp AI vào nền tảng Qualcomm. Điều này là một phần của nỗ lực liên tục nhằm làm cho QVIC trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. Bà An cho biết: “Chúng tôi mong muốn tiếp tục phát triển và cải thiện chương trình, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ tiên tiến tại Việt Nam”.



Source link

Cùng chủ đề

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tiến sĩ Ngô Di Lân: Tôi lạc quan với ‘canh bạc’ trí tuệ nhân tạo

(Dân trí) - Một cán bộ nghiên cứu của ngành Ngoại giao sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như thế nào, và vì sao anh lại ví AI như "canh bạc"? Đây là những câu hỏi dành cho tiến sĩ Ngô Di Lân, nhân vật từng nổi tiếng trong giới du học sinh khi viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho rằng học sinh, sinh viên Việt Nam yếu kém "tư duy phê phán"....

Giải pháp kéo sếu đầu đỏ về Tràm Chim

Đồng ThápPhục hồi bãi năng kim, bảo tồn đa dạng sinh học, chống cháy rừng, quản lý nước... là những giải pháp Tràm Chim thu hút sếu đầu đỏ trở về. Nằm cách TP HCM 150 km, Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, rộng gần 7.400 ha, với hệ sinh thái đất ngập nước cuối cùng còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười. Sau nhiều năm vắng bóng, hôm 7/3, bốn sếu đầu đỏ tìm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số hãng hàng không Việt Nam triển khai việc tái cơ cấu, thực hiện trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay. Bên cạnh đó, theo thông báo của nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW), một số máy bay của các hãng hàng không phải triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa chuyên sâu động cơ PW1100 đã ảnh hưởng đến các đường bay nội địa và quốc...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Mới nhất