Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốViệt Nam có tỷ lệ người dùng smartphone cao, nhưng khả năng...

Việt Nam có tỷ lệ người dùng smartphone cao, nhưng khả năng chi trả thấp


5G sẽ được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực như: thành phố thông minh, bến cảng, các nhà máy sản xuất công nghiệp, thực tế ảo…

Ngày 6/6/2023, Nokia đã chia sẻ chiến lược mới về công nghệ và chiến lược mới của tập đoàn, tại sự kiện ‘Amplify Vietnam’, được tổ chức tại Hà Nội, thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Điểm nổi bật của sự kiện là các phần trình diễn sản phẩm, giải pháp, nơi Nokia đưa một số cải tiến về sản phẩm và công nghệ mới nhất của mình, trong danh mục giải pháp dành cho doanh nghiệp, mạng di động, mạng điện toán đám mây và công nghệ hạ tầng mạng. Được lựa chọn kỹ càng từ các sản phẩm, giải pháp mà công ty đã triển lãm tại Mobile World Congress 2023 năm nay, những trình diễn này cho thấy, Nokia đã sẵn sàng định hình tương lai của các ngành công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, thông qua hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi sang 5G và chuyển đổi số.

Ông Rubén M. Flores, Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam, cho biết: “Khi thời điểm thương mại hóa dịch vụ 5G đang đến gần, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên chuyển đổi. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của tiến trình số hóa đối với đất nước và do đó, chúng tôi cam kết hỗ trợ hệ sinh thái Việt Nam trong việc nắm bắt và thúc đẩy cơ hội này trong tất cả các ngành. Với chiến lược thương hiệu mới, chúng tôi có vị thế sẵn sàng hơn bao giờ hết để hợp tác với khách hàng và đối tác nhằm khai phóng tiềm năng to lớn của hạ tầng mạng của họ và tạo ra tác động lâu dài.

Tại sự kiện này, ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc Công nghệ (CTO) Nokia Việt Nam cho hay, Nokia đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 với dự án đầu tiên là mạng 2G của MobiFone. Hiện Nokia đã cung cấp thiết bị 5G cho cả VNPT, Viettel và MobiFone.

Ông Hoàng Ngọc Thức cho rằng, Việt Nam đã thử nghiệm 5G khá sớm từ năm 2020. Hiện công nghệ 5G đã được thương mại 5 năm và đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, theo Nokia Việt Nam cũng đã đủ điều kiện để triển khai mạng 5G. Cụ thể, trong các điều kiện để triển khai 5G, hiện tỷ lệ người dùng smartphone cao với hơn 80% và trên 30% smartphone đã hỗ trợ 5G. Điểm yếu duy nhất của Việt Nam là khả năng chi trả của các thuê bao tương đối thấp, chỉ khoảng 3 USD/1 thuê bao.

Đồng thời, theo ông Hoàng Ngọc Thức, 5G sẽ được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực như: thành phố thông minh, bến cảng, các nhà máy sản xuất công nghiệp, thực tế ảo…

Đại diện Nokia cũng nhấn mạnh, xây dựng mạng 5G cũng như việc xây dựng đường cao tốc đó là hạ tầng băng rộng để thúc đẩy chuyển đổi số cho người dân và xã hội. Tuy nhiên, để có được băng rộng này thì Chính phủ phải cấp đủ băng tần cho doanh nghiệp.

“Các nhà mạng tại Việt Nam bắt đầu tắt sóng 2G và 3G. Vì vậy, các nhà mạng đều có nhu cầu băng tần để cung cấp các dịch vụ băng rộng. Tuy nhiên, họ cũng cân nhắc các yếu tố khi tiến hành đấu giá. Để triển khai mạng 5G cần 60 MHz trở lên đến 100 MHz. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì mỗi nhà mạng cần từ 80 MHz trở lên”, ông Hoàng Ngọc Thức chia sẻ.

Về hoạt động của Nokia tại Việt Nam, ông Thức cho biết, Nokia cũng đã sản xuất thiết bị băng rộng cố định tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Úc. Nokia đang đứng đầu về thị phần thiết bị 4G tại Việt Nam. Ngoài mảng di động, hãng cũng nhắm đến cung cấp giải pháp băng rộng cho các doanh nghiệp như: VNPT, FPT, CMC.

Mỗi người có một chiếc smartphone sẽ thúc đẩy phổ cập chữ ký sốViệc phổ cập smartphone tới từng người dân và Internet cáp quang tới từng hộ gia đình sẽ là điều kiện cần, để tạo môi trường cho chữ ký số phát triển.



Nguồn

Cùng chủ đề

MobiFone 3C SMS – Giải pháp tổng đài tin nhắn cho doanh nghiệp

3C Call Center là trung tâm tiếp nhận, xử lý và chăm sóc khách hàng thông qua hệ thống các má lr (IP Phone, máy tính, smartphone hoặc má di động truyền thống), được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây.  Đây là một giải pháp do nhà mạng MobiFone cung cấp, có khả năng đáp ứng yêu cầu của một tổng đài chuyên nghiệp với hàng trăm chuyên viên, thực hiện và tiếp nhận không giới...

Sẽ xem xét, tổ chức đấu giá lại băng tần 3800-3900 MHz cho 5G

 Ngày 19/3/2024, VNPT thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) phục vụ cho chiến lược phát triển mạng 5G trên cả nước trong thời gian tới. Với VNPT, việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến...

VNPT trúng đấu giá khối băng tần C2 dành cho 5G

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa trúng đấu giá khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) dành cho 5G. Chiều 19-3, tại trụ sở Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia đã tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2 (3700MHz - 3800MHz). Dự buổi đấu giá, có các Thứ trưởng Bộ...

Chiều nay sẽ đấu giá tần số 3700-3800 MHz cho 5G, giá khởi điểm 1.956 tỷ đồng

Sáng 19/3, tại tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện, biển thông báo “Cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện” đã được trưng ra. Cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) dự kiến tổ chức vào hồi 14h00 cùng ngày.  Giá khởi điểm của khối băng tần từ 3700 MHz đến 3800 MHz cho 15 năm sử dụng là 1.956.892.500.000 đồng (một...

Bài toán tự chủ của doanh nghiệp nhà nước

Mặc dù đã có không ít thay đổi, nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được giải bài toán về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khiến thách thức trong thực hiện nhiệm vụ năm 2024 rất lớn. Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cam kết không để thiếu điện cho nền kinh tế. Ảnh: Đức Thanh Nhiệm vụ thách thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do ông Hoàng Mạnh Tiến làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên, có hành trình từ Hải Phòng đi Chu Lai,...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công ty trong danh sách đều của Trung Quốc. Trong 18 bộ vi xử lý được phê duyệt, có chip do Huawei...

Thầy giáo về hưu lương gần 20 triệu/tháng vẫn đi nhặt rác suốt 16 năm

Năm 1938, ông Vi Tư Hào sinh ra trong gia đình nghèo ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Từ nhỏ, ông đã đam mê học tập và thích khám phá tri thức. Mặc dù sinh ra trong thời đại khó khăn ăn không đủ, nhưng ông vẫn chú trọng học hành: "Tôi thà chịu đói còn hơn bỏ học". Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 1957, ông đỗ vào Đại học Hàng Châu (nay là Đại...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Váy dạ hội lộ nội y tràn ngập Hoa hậu Hòa bình Thái Lan

21/03/2024 | 14:19 TPO - Loạt váy dạ hội lộ nội y táo bạo của thí sinh Hoa hậu Hòa bình Thái Lan 2024 gây chú ý...

Nhiều yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng cao trong năm 2024

Các thông tin cũng cho thấy, tiêu thụ hạt cà phê toàn cầu trong giai đoạn 2023-2024 sẽ tăng 20% tính từ năm 2013-2014, trong đó châu Á tăng nhiều nhất."Giá cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao, đặc biệt, nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục giảm lãi suất, xuất khẩu...

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Mới nhất