Trang chủNewsThời sựBà Lê Thị Xuyến - người phụ nữ giữ nhiều vị trí...

Bà Lê Thị Xuyến – người phụ nữ giữ nhiều vị trí đầu tiên


Bà Lê Thị Xuyến - người phụ nữ giữ nhiều vị trí đầu tiên -0
Bà Lê Thị Xuyến

Bà Lê Thị Xuyến sinh ngày 9.12.1909 tại làng Thạch Bộ, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình khá giả. Sớm mồ côi cha, bà sống với bà nội và chú thím. Học xong sơ học yếu lược ở Hội An, bà ra Huế học tiếp tại Trường nữ sinh Đồng Khánh. Nhờ chăm học và học giỏi, năm 1928 bà vừa tốt nghiệp thành chung, vừa tốt nghiệp ngành sư phạm và được nhà trường giữ lại dạy học ở trường Đồng Khánh.

Cũng năm đó, bà kết hôn với ông Phan Thanh – nhà cách mạng nổi tiếng. Từ đó, bà tham gia hoạt động xã hội cùng chồng trong các tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương, cũng như Đảng xã hội Pháp lập ra. Năm 1931 bà theo chồng ra Hà Nội, nơi ông Phan Thanh đang dạy học ở Trường Thăng Long. Cả gia đình chung sống tại số nhà 165A đường Henri D’orléans (nay là đường Phùng Hưng). Ổn định xong cuộc sống gia đình tại nơi ở mới, bà tiếp tục nghề dạy học tại các trường tư thục Hoài Đức, Sùng Đức và cả ở Trường Thăng Long.

Số nhà 165A đường Henri D’orléans – nơi gia đình bà sinh sống, trở thành cơ sở cách mạng, nơi qua lại của các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thái Mai, Trần Huy Liệu…

Chính tại nơi đây, vào những năm 1936 – 1939 bà đã là “trợ thủ đắc lực” cho chồng mình – ông Phan Thanh cùng các đồng chí Đặng Thái Mai, Võ Nguyên Giáp trong phong trào Mặt trận bình dân, nhất là trong cuộc vận động thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ.

Một nhiệm vụ quan trọng được Đảng Cộng sản Đông Dương đặt ra trong giai đoạn này đó là tập hợp lực lượng quần chúng qua phong trào chống nạn mù chữ, chống nạn thất học. Để giải quyết yêu cầu trên, ngày 29.7.1938, Hội Truyền bá chữ quốc ngữ được thành lập tại số 95 phố Hàng Quạt, Hà Nội.

Theo Quyết định số 3622.A của Thống sứ Bắc Kỳ, Hội được thành lập với mục đích truyền bá chữ quốc ngữ để người dân biết đọc, biết viết, từ đó dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện đại.

Thành viên Ban trị sự Hội năm 1938 gồm: Cụ Nguyễn Văn Tố – Hội trưởng; Cụ Bùi Kỷ và Tôn Thất Bình – Hội phó; ông Phan Thanh – Tổng Thư ký; Đặng Thái Mai – Thủ quỹ; Nguyễn Văn Lô và Võ Nguyên Giáp – Phó Thủ quỹ. Cố vấn của Hội là các giáo sư: Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Lê Thước.

Tuy không nằm trong Ban lãnh đạo Hội, nhưng bà Xuyến được giao nhiệm vụ giúp việc Tổng Thư ký Phan Thanh trong công tác văn phòng, giúp giáo sư Đặng Thái Mai trong quản lý tài chính, vận động gây quỹ và kiểm tra các lớp học được tổ chức tại Hà Nội.

Mặc dù, bề ngoài là một Hội được thành lập một cách hợp pháp, nhưng mọi hoạt động của Hội đều bị Sở Mật thám theo dõi rất sát sao. Chính quyền Pháp nghi ngờ đây là Hội của những người cộng sản. Do đó, hầu hết các thành viên trong Ban lãnh đạo đều nằm trong danh sách theo dõi của mật thám Pháp, đặc biệt là một số nhân vật như: Đặng Xuân Khu (tức Trường Chinh), Đặng Thái Mai, Chu Văn Tập (tức nhà viết kịch Học Phi), Võ Nguyên Giáp, Ngô Thúc Địch.

Ngay cả bà Lê Thị Xuyến, hồi đó dù chưa phải đảng viên, chưa nằm trong tổ chức nào của Đảng cũng được ghi trong “sổ đen” của Sở Mật thám.

Sau khi ông Phan Thanh mất, một mình phải nuôi hai con nhỏ, hai bên gia đình lại ở xa, Lê Thị Xuyến phải trải qua những ngày đầy khó khăn. Nghị lực, ý thức tự lập của người con gái đất Quảng đã giúp bà vượt qua tất cả để vươn lên.

Bà thường kể trong những buổi họp Mặt trận, nhiều lần bị ốm nặng, tưởng chừng khó qua khỏi, song nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè nữ chăm lo cho hai con nhỏ; được các “đồng chí” của anh Phan Thanh – những “đốc – tơ” ngành y cứu chữa, bà qua khỏi. Và mỗi khi sức khỏe được phục hồi, bà lại tiếp tục dạy học để kiếm tiền nuôi con và làm công tác xã hội, làm thủ quỹ cho Trường Thăng Long và tiếp tục tham gia hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ.

Dù ông Phan Thanh đã mất, ngôi nhà 165A phố Henri D’orléans nơi mẹ con bà đang ở vẫn tiếp tục là nơi liên lạc và làm việc của nhiều chiến sĩ cách mạng.

Sau sự kiện ngày 9.3, “Nhật – Pháp bắn nhau”, tình hình Hà Nội trở nên rối loạn. Để bảo đảm an toàn, tháng 5.1945 bà Xuyến quyết định chuyển cả gia đình về xứ Quảng quê hương. Theo Chỉ thị của Tổng Bí thư Trường Chinh, đồng chí Trần Quốc Hương (tức Mười Hương) đến gặp bà yêu cầu chuyển một số văn kiện của Đảng, của Mặt trận Việt Minh về Quảng Nam. Số tài liệu này đã được chuyển đến Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam (lúc đó gọi là Mặt trận Trần Cao Vân) để phát hành cho Mặt trận các phủ, huyện trong tỉnh để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

Trong những ngày nóng bỏng của cách mạng tháng Tám, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở quê nhà – làng Bảo An, phủ Điện Bàn. Cách mạng thắng lợi, bà được cử làm Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời xã, phụ trách cứu tế – xã hội.

Sau ngày 2.9, bà Lê Thị Xuyến được mời tham gia Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng Trung bộ, phụ trách Nha cứu tế xã hội.

Đầu năm 1946, bà Lê Thị Xuyến được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa I. Với uy tín của ông Phan Thanh – nhà trí thức yêu nước nổi tiếng thời đó cộng với sự phấn đấu hết mình của bản thân, bà đã được Nhân dân bầu với số phiếu rất cao và là một trong 10 người nữ đầu tiên của đất nước được bầu làm đại biểu Quốc hội. Bà là nữ đại biểu duy nhất được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội và được phân công phụ trách Ủy ban Văn hóa – Xã hội của Quốc hội.

Với tài năng, đức độ và thái độ phục vụ hết lòng vì Tổ quốc và Nhân dân, bà được dân mến, dân tin và liên tiếp được bầu làm đại biểu Quốc hội các Khóa II, III, IV và V, là Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa IV và Khóa V.

Ngày 29.5.1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt), Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử làm Hội trưởng danh dự; cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng; cụ Tôn Đức Thắng là Phó hội trưởng. Bà Lê Thị Xuyến cũng được cử làm Phó Hội trưởng (tức Phó Chủ tịch). Theo sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, bà Lê Thị Xuyến cùng một số trí thức, công viên chức có tinh thần dân tộc đứng ra thành lập Đảng xã hội Việt Nam vào ngày 27.7.1946 và bầu đồng chí Phan Tư Nghĩa làm Tổng Thư ký.

Để mở rộng, đoàn kết và thống nhất lực lượng phụ nữ hùng hậu, bên cạnh phụ nữ cứu quốc hiện có bao gồm chủ yếu là phụ nữ công nông, Đảng giao nhiệm vụ cho hai bà Lê Thị Xuyến và Nguyễn Khoa Diệu Hồng tham gia Ban vận động thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam – một thành viên quan trọng của Mặt trận Liên Việt.

Ở cương vị Ủy viên Thường vụ Quốc hội và Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, bà đã đi sâu vào các tầng lớp phụ nữ tiêu biểu và cùng cán bộ trong Hội phụ nữ cứu quốc thành lập Ban vận động thành lập Hội. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 20.10.1946 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội và bà Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 20.7.1947, bà đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày kết nạp cũng là ngày bà trở thành đảng viên chính thức vì đã được thử thách trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà không phải qua thời gian dự bị.

Tháng 4.1950, tại Đại hội phụ nữ toàn quốc – Đại hội thống nhất các tổ chức phụ nữ trong cả nước thành một tổ chức duy nhất lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà được cử làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là chủ nhiệm đầu tiên của Báo Phụ nữ Việt Nam và phụ trách Nhà xuất bản Phụ nữ trong những năm đầu khi mới thành lập.

Đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất, bà có sự đóng góp lớn lao: Là nữ Phó Chủ tịch đầu tiên trong Mặt trận Liên Việt, Ủy viên Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Khóa I, II, III (từ 1955 đến 1977).

Khi đã nghỉ hưu, bà vẫn tích cực tham gia Hội đồng tư vấn về văn hóa của Mặt trận, đề xuất nhiều kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam, về giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể nói ở bất cứ cương vị nào, người phụ nữ xứ Quảng bằng đức độ, tài năng và nghệ thuật vận động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, bà là chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và có thời gian công tác tại Hội lâu nhất, suốt 32 năm. Với cương vị người đứng đầu, bà đã góp phần quan trọng vào việc đề xuất và thực thi chính sách “nam nữ bình quyền” và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong đời sống chính trị và xã hội ở nước ta cũng như trên trường quốc tế.

Ghi nhận công lao to lớn của bà đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và Mặt trận đã trao tặng bà Lê Thị Xuyến nhiều Huân chương cao quý.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thừa Thiên Huế công bố thủ tục hành chính mới về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Thừa Thiên Huế công bố thủ tục hành chính mới về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tưTỉnh Thừa Thiên Huế có thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thuộc phạm vi, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký Quyết định công bố danh mục 1...

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lời

Góc nhìn TTCK tuần 25-30/3: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc chốt lờiVề quán tính, dòng tiền có thể kéo tiếp vượt đỉnh ngắn hạn 1.280 điểm. Đây là thời điểm dòng tiền Fomo dự kiến cũng sẽ được đẩy lên mức cao. Thị trường chứng khoán tuần qua di chuyển với biên độ rộng cùng thanh khoản tăng mạnh, VN-Index...

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ. ...

‘Quật mộ trùng ma’ thu 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra rạp Việt

"Exhuma: Quật mộ trùng ma" tạo cơn sốt với doanh thu 160 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất phòng vé Việt. Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, tối 24/3, phim đạt mốc 160 tỷ đồng sau 10 ngày ra mắt trong nước. Tác phẩm vượt qua Quỷ cẩu - phim Việt ra rạp tháng 12/2023, trở thành phim kinh dị có doanh thu cao nhất tại thị trường...

Thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định

Trưa ngày 24/03, Ban lãnh đạo tỉnh Bình Định và Chủ tịch công ty Bình Định F1 đã trực tiếp xuống khu vực đua để cùng đội trưởng Jonas Andersson mở thùng container thuyền máy công thức 1 của đội Bình Định - Việt Nam. Những con thuyền đấu trị giá hơn 18 tỷ của đội Bình Định - Việt Nam đã cập bến Đầm Thị Nại vào ngày 24/3/2024. Đây là lần đầu tiên khán giả hâm mộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Phiên khai mạc Đại hội đồng IPU -148

Diễn ra từ ngày 23-27.3, Đại hội đồng IPU-148 có chủ đề “Ngoại giao nghị viện: xây dựng các cầu nối vì hòa bình và sự phát triển”.  Các đại biểu sẽ tham gia các hoạt động chính của IPU, gồm các phiên họp toàn thể của Đại hội đồng, Hội đồng Điều hành, phiên họp...

Quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo của Quốc hội

Đây là một trong những nội dung trong phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, một số tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; đại...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Cùng chuyên mục

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do ông Hoàng Mạnh Tiến làm thuyền trưởng cùng 8 thuyền viên, có hành trình từ Hải Phòng đi Chu Lai,...

Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Bộ VHTT&DL. Bộ tranh gồm 70 tranh được Hội đồng nghệ thuật chấm chọn hơn 500 tác phẩm của gần 300 tác giả trên khắp cả nước tham gia cuộc thi sáng tác từ ngày 26/10/2023. Bộ tranh cổ động được phát hành nhằm tuyên truyền tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Cùng...

Ukraine tuyên bố đã tấn công hai tàu đổ bộ của Nga

Tờ báo này trích thông báo từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết: “Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tấn công thành công các tàu đổ bộ lớn Azov và Yamal, một trung tâm liên lạc và một số cơ sở hạ tầng của Hạm đội Biển...

Mới nhất

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

Ấn tượng Đoàn Việt Nam tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024

NDO - “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”. Vẫy tay chào Đoàn Việt Nam, người xem đứng hai bên đường hát theo ca khúc ca ngợi đất nước, con người và vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tạo nên...

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Chuyện về Bánh mì” nhân kỷ niệm ngày “Bánh mì Việt Nam

Tham gia chia sẻ tại sự kiện "Chuyện về Bánh mì" có TS. Vũ Thế Long - Chuyên gia nghiên cứu Ẩm thực; ông Lê Văn Thao - Nhà báo,...

Tàu hàng đâm vào đá, 9 thuyền viên nguy cấp trên biển Cù Lao Chàm

Thông tin với VietNamNet, tối nay (24/3), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam cho biết: Đơn vị vừa tổ chức cứu hộ thành công 9 thuyền viên của tàu chở xi măng bị nạn trên vùng biển Cù Lao Chàm. XEM CLIP: Theo đó, vào hồi 5h15 hôm nay, tàu Giang Anh 18 do...

Mới nhất