Trang chủNewsNhân quyền"Đòn bẩy" góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu...

“Đòn bẩy” góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng


Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chiếm 35,44% dân số). Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025), gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, diện mạo vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã thay đổi, có nhiều khởi sắc.

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng
Tuyến lộ nông thôn ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Phương Nghi)

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng từ Chương trình MTQG 1719

Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 53% dân số) với 10 xã, thị trấn có người dân thiểu số được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719, đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Ông Thạch Văn Mến, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Trần Đề cho biết, chương trình góp phần giúp các hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở ổn định, an toàn, có khả năng chống chịu các tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Hiện huyện Trần Đề có hơn 200 hộ được thụ hưởng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG 1719 theo Nghị quyết số 28 của Chính phủ. Năm 2023 dự kiến khoảng 60 căn nhà được xây dựng hoàn thành.

Theo ông Mến, thời gian qua, Phòng Dân tộc đã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể của huyện thẩm định danh sách các hộ được thụ hưởng, khảo sát thực tế để đảm bảo các hộ nghèo được hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng. Sắp tới, Phòng sẽ thành lập đoàn đi kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ngày càng hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Là một trong những hộ dân được hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, trong ngôi nhà mới vừa được xây dựng xong, ông Lý Phonl, ấp Đào Viên (xã Viên Bình, huyện Trần Đề) không giấu được niềm vui chia sẻ, đầu năm 2023, gia đình ông được chính quyền xét tặng hỗ trợ nhà ở với số tiền 40 triệu đồng và được tạo điều kiện cho vay từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 50 triệu đồng để cất được căn nhà khang trang.

“Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ để xây dựng nhà mới, tôi và gia đình rất cảm động và biết ơn. Bây giờ gia đình tôi không còn lo lắng khi tới mùa mưa phải lấy xô, chậu hứng nước trong nhà do mái bị dột nhiều nơi. Có nhà mới rồi, giờ đây, vợ chồng tôi chăm chỉ làm ăn để chăm lo cho cuộc sống”, ông Lý Phonl nói.

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng
Ông Lý Phonl (đứng giữa) ấp Đào Viên (xã Viên Bình, huyện Trần Đề) phấn khởi có căn nhà được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Phương Nghi)

Tuân Tức (huyện Thạnh Trị) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 70%). Thời gian qua, xã quan tâm thực hiện các chính sách nâng cao đời sống người dân như hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi ngành nghề, vay vốn phát triển sản xuất, sử dụng điện an toàn, nước sạch hợp vệ sinh. Đặc biệt, Chương trình MTQG 1719 luôn được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong xã triển khai thực hiện tốt.

Là một trong những hộ được hỗ trợ vốn chuyển đổi ngành nghề và hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, chị Sơn Thị Huôl, ấp Trung Thống, xã Tuân Tức phấn khởi cho biết: “Được chính quyền địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạnh Trị cho vay vốn 30 triệu đồng, gia đình tôi đầu tư xây dựng chuồng trại và mua cặp bò giống về nuôi. Những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số làm gia đình tôi cảm thấy vui mừng, phấn khởi. Giờ gia đình tập trung phát triển đàn bò, nỗ lực lao động để cuộc sống ngày càng ổn định”.

Vào những ngày này, đến Đai Úi, xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú), ấp có 100% đồng bào Khmer sinh sống, người dân rất vui vì tuyến lộ nông thôn ấp vừa mới hoàn thành.

Ông Thạch Siêm chia sẻ, con lộ giao thông nông thôn cũ bề rộng chỉ khoảng 2m, nhiều đoạn đã xuống cấp nên việc đi lại của người dân rất khó khăn. Nay được Nhà nước đầu tư tuyến lộ mới, người dân trong ấp rất vui, tự nguyện hiến đất đai, tạo thuận lợi trong việc thi công. Giờ con lộ mới rộng rãi hơn, ô tô có thể vào được nên việc đi lại của người dân rất thuận tiện, việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, đến trường của con em cũng dễ dàng hơn.

“Chương trình MTQG 1719 là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự quan tâm đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, đời sống đồng bào dân tộc Khmer ở đây ngày càng được nâng lên”, ông Siêm nói.

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 góp phần đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng
Chị Sơn Thị Huôl, ấp Trung Thống, xã Tuân Tức (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) bên cặp bò được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Phương Nghi)

Nâng cao nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình MTQG 1719 đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng.

Theo ông Lý Rotha, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, năm 2023, Chương trình MTQG 1719 có tổng kinh phí thực hiện trên 413 tỷ đồng. Từ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đến cuối tháng 6/2023, toàn tỉnh đã thực hiện giải ngân vốn năm 2022 và năm 2023 trên 220 tỷ đồng vốn thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình 1719.

Từ đó, tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng 48 công trình lộ giao thông nông thôn, 11 công trình cầu giao thông, 1 nhà sinh hoạt cộng đồng, 3 công trình nâng cấp mạng lưới chợ, 4 công trình nước tập trung… Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình, góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Chương trình MTQG 1719 được triển khai kịp thời đã tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, đến nay, tỉnh có 99,1% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở; 100% xã có trạm y tế, trong đó có 96% xã có trạm y tế đạt chuẩn; 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp có điện lưới quốc gia; 85,52% xã, phường có nhà văn hóa và 88,26% khóm, ấp có nhà sinh hoạt cộng đồng…

“Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022, Sóc Trăng còn 15.139 hộ nghèo (chiếm 4,54% tổng số hộ, giảm 2,19% so với năm 2021) theo tiêu chí nghèo đa chiều, trong đó, hộ nghèo người Khmer còn 7.122 hộ (chiếm 7,01% tổng số hộ Khmer, giảm 3,01% so với năm 2021), hộ nghèo người Hoa còn 345 hộ (chiếm 2,09%). Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 1719, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống”, bà Ngọc nói.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần phát huy hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Các chính sách hỗ trợ từ Chương trình được triển khai kịp thời và đúng đối tượng đã góp phần hun đúc thêm niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, là “đòn bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La

Trong 3 năm thực hiện, dự án SURE - Phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trồng cà phê tại Sơn La dự kiến sẽ tiếp cận và nâng cao quyền năng...

Sóc Trăng chào đón các doanh nghiệp Trung Quốc đến đầu tư

Chiều 19/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu tiếp xã giao Đoàn Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM và các doanh nghiệp Trung Quốc đến gặp gỡ và kết nối với các doanh nghiệp.  Giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành của ĐBSCL, có diện tích tự nhiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Mới nhất