Trang chủNewsThời sựĐột phá đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đột phá đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đường sắt 140 năm tuổi, trì trệ lạc hậu của VN đang đứng trước cơ hội đổi thay hạ tầng lớn nhất trong vài chục năm qua khi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ được Thường trực Chính phủ trình Bộ Chính trị trong tháng 3 và báo cáo Quốc hội trong năm 2024.

Trước đó, khi làm việc với Bộ GTVT, Thường trực Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) phải hiện đại, đồng bộ, bền vững. Nghiên cứu đầu tư tuyến ĐSTĐC phải đặt trong tổng thể phát triển quy hoạch, dự báo chiến lược về nhu cầu của cả 5 phương thức giao thông là hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa.

Bộ GTVT cần phân tích lợi thế của từng phương thức, qua đó làm rõ ưu điểm của vận tải ĐSTĐC là tập trung vào vận chuyển hành khách, tương hỗ với vận tải hàng không, chỉ vận chuyển hàng hóa trong trường hợp cần thiết. Vận chuyển hàng hóa chủ yếu được tập trung vào tuyến đường sắt hiện tại, hệ thống hàng hải, vận tải thủy ven bờ và đường bộ.

Đột phá đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 1.

Đường sắt VN kỳ vọng sớm được nâng cấp lên tốc độ cao sau hơn 140 năm tuổi, trì trệ lạc hậu

Shutterstock

Ưu tiên chở khách, dự phòng chở hàng

Dự kiến trong tuần này, Thường trực Chính phủ sẽ tiếp tục họp cho ý kiến về đề án ĐSTĐC Bắc – Nam. Đáng chú ý, trước đó Bộ GTVT đưa ra 3 kịch bản, tuy nhiên dự kiến sẽ rút xuống chỉ còn 2. Theo đó, bỏ phương án 1 là ĐSTĐC Bắc – Nam chỉ chở khách. Hai phương án còn lại ưu tiên chở hành khách và chở thêm hàng hóa, tốc độ dự kiến 200 – 250 km/giờ hoặc 350 km/giờ.

Với phương án tốc độ thiết kế chạy tàu 200 – 250 km/giờ, ĐSTĐC Bắc – Nam được xây mới với quy mô đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, trong đó chạy tàu hàng tối đa 120 km/giờ. Tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu cũng sẽ được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư theo kịch bản này khoảng 72,02 tỉ USD.

Kịch bản 2 là đầu tư ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu; tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu cũng sẽ được hiện đại hóa để chuyên chở vận tải hàng hóa, khách du lịch và khách chặng ngắn; tổng vốn đầu tư khoảng 68,98 tỉ USD. Trường hợp đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác thêm tàu hàng trên tuyến này thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,60 tỉ USD.

Đột phá đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 2.

Đường sắt tốc độ cao rất phổ biến ở nhiều nước, chủ yếu chở hành khách. Trong ảnh: Tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản

Ngọc Mai

Theo tính toán, tàu đi từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến Thủ Thiêm (TP.HCM) dự kiến dừng tại 6 ga trên hành trình Bắc – Nam sẽ mất 5 giờ 26 phút, nếu dừng ở 23 nhà ga trên hành trình sẽ mất 7 giờ 54 phút. Các chặng ngắn như Hà Nội – Vinh, Nha Trang – Thủ Thiêm sẽ mất từ 1 – 2 tiếng di chuyển, tùy vào số lượng ga tàu dừng trên hành trình di chuyển.

Việc lựa chọn phương án nào sẽ dựa trên nhu cầu dự báo thực tế của thị trường. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các đơn vị tư vấn, chi phí vận chuyển 1 container từ cảng Cát Lái (TP.HCM) ra đến Hải Phòng nếu theo đường biển chỉ hết 8 triệu đồng, trong khi đi bằng đường sắt chi phí hết 12 triệu đồng.

Trên thế giới, nguyên tắc giảm chi phí logistics vận tải là đường thủy, hàng hải là rẻ nhất, đường sắt đứng vị trí thứ 2, sau đó đến đường bộ và hàng không. Dự báo, điều tra thực tế chỉ ra nhu cầu vận tải hàng hóa chủ yếu của VN là bằng đường thủy và hàng hải. Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) và tư vấn của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã khảo sát, tính toán hàng hóa đi từ đâu tới đâu, chủng loại gì, tối ưu hóa chi phí vận tải, thì đường sắt có tỷ lệ chuyên chở hàng hóa thấp nhất. Với các khu công nghiệp, đơn hàng theo năm nên chủ yếu vận tải bằng đường biển. Đường sắt hiện hữu vận tải chủ yếu là rau quả, hàng tiêu dùng và một số mặt hàng chuyên dụng hàng rời, hàng lỏng.

Các nghiên cứu, dự báo đều cho thấy nhu cầu vận tải hàng hóa trên đường sắt không nhiều. Tuy nhiên, Bộ GTVT và tư vấn cho rằng không làm riêng ĐSTĐC Bắc – Nam chỉ chở khách, mà vẫn cần vận tải hàng hóa để dự phòng trong trường hợp cần thiết để san sẻ cho các lĩnh vực vận tải khác như đường biển, hàng không… Bên cạnh đó, vẫn sẽ giữ lại tuyến đường sắt hiện hữu Bắc – Nam, được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, khách du lịch và khách chặng ngắn. Nghiên cứu mô hình trên thế giới cũng cho thấy với hàng hóa vận tải trên tàu, tốc độ tối ưu là 80 km/giờ.

Nghiêng về tốc độ 350 km/giờ ?

Một vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra khi phản đối phương án chạy tàu 350 km/giờ là tốc độ này không thể vận tải cả hàng hóa. Tuy nhiên, theo tính toán của tư vấn, tàu tốc độ thiết kế 350 km/giờ vẫn có thể chở cả khách và hàng, với phương án tổ chức vận tải theo các khung giờ khác nhau, chia giờ tàu khách và tàu hàng. Tàu khách chạy nhanh sẽ chạy trước, tàu chở hàng chạy chậm hơn sẽ chạy sau hoặc khung giờ đêm… Các nước cũng tổ chức chạy tàu theo mô hình này, phân theo giờ.

Đại diện Bộ GTVT cho biết việc lựa chọn nghiêng về phương án tốc độ nào cho dự án ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ được Thường trực Chính phủ cho ý kiến, trước khi Bộ GTVT hoàn thiện đề án trình Thường trực Chính phủ và Bộ Chính trị dự kiến trong tháng 3 tới.

Trước đó, trong thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà có yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu phương án “phát triển ĐSTĐC đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với xu hướng trên thế giới, tốc độ thiết kế 350 km/giờ và thực sự trở thành trục xương sống; đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có”.

Đột phá đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 3.

Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ VN (VARSI), thành viên Tổ tư vấn giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trương đầu tư ĐSTĐC Bắc – Nam, cho biết các thành viên trong tổ có nhiều ý kiến khác nhau. Ủng hộ lựa chọn phương án tốc độ thiết kế chạy tàu 350 km/giờ, theo ông Chủng là cần phải đi tắt đón đầu trong đầu tư ĐSTĐC.

“Đất nước ta đã có kinh nghiệm thành công khi đi tắt đón đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo ra đột phá rất lớn với nhiều doanh nghiệp (DN), tập đoàn công nghệ lớn. ĐSTĐC có những yếu tố khắt khe về thiết kế hướng tuyến, đường cong, ví dụ như đường cong tuyến của tàu tốc độ 250 km/giờ chỉ khoảng 3.500 m, nhưng tàu tốc độ 350 km/giờ thì đường cong lên tới 8.000 m, yếu tố kỹ thuật của hệ thống ray rất phức tạp. Nhiều nước khi nâng cấp đường sắt tốc độ 250 km/giờ lên 350 km/giờ đều rất khó khăn, thậm chí phải làm lại tuyến mới. Cho nên cần làm luôn một lần tốc độ 350 km/giờ, tránh phải nâng cấp về sau”, ông Chủng phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, việc làm luôn đường sắt tốc độ 350 km/giờ nằm trong mục tiêu tiến tới Net zero năm 2050. Bên cạnh đó, muốn đường sắt cạnh tranh với hàng không, nếu chọn phương án tàu chạy 350 km/giờ đi từ Hà Nội vào TP.HCM chỉ hết khoảng 5,5 tiếng, hành khách sẽ chọn đường sắt. Nhưng nếu chỉ chạy tàu 250 km/giờ, chậm hơn nhiều so với máy bay, trong cuộc đua thị phần đường sắt với hàng không sẽ không còn hiệu quả.

Về việc tàu ĐSTĐC chở khách hay chở cả khách và hàng, TS Trần Chủng cho rằng chỉ nên ưu tiên chở khách. Lý do, theo ông cần tính toán cụ thể nhu cầu vận tải hàng hóa từ TP.HCM ra Hà Nội bằng đường sắt, hay chở hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc là bao nhiêu. Đặc điểm VN là bờ biển dài, xuất khẩu hàng hóa đường biển thuận lợi hơn, nhất là các cảng biển phía nam và phía bắc hướng tới thị trường quốc tế.

“Quan điểm của tôi là không kết hợp lẫn vận tải khách và hàng hóa, do an toàn khai thác khi tổ chức chạy tàu, nhất là hệ thống thông tin tín hiệu cũng là sự thách thức. Nếu chở cả hàng phải đầu tư thêm nhà ga, không thể dùng chung giữa nhà ga hành khách và hàng hóa. Ngoài ra, có thể phải đầu tư thêm đường kết nối cho hàng hóa, nhu cầu đầu tư rất lớn. Do đó, nên ưu tiên vận tải hành khách”, ông Chủng nói.

Tiến tới làm chủ công nghệ

Mới đây, trong hồ sơ đề nghị sửa luật Đường sắt trình Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết về nguồn lực, việc quy định tăng tỷ lệ vốn góp của nhà nước sẽ tạo sự chuyển biến mang tính đột phá cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, đặc biệt là đường sắt đô thị và ĐSTĐC đang chuẩn bị đầu tư. “Theo ước tính, nếu phần vốn góp của nhà nước tăng lên 80% và huy động nguồn vốn tư nhân 20%, chỉ tính riêng đường sắt quốc gia thì giai đoạn đến năm 2030 có thể huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước lên đến 48.000 tỉ đồng”, Bộ GTVT cho hay.

Bộ GTVT cũng đề xuất quy định các tỉnh phải phối hợp, dành quỹ đất thỏa đáng tại các khu vực xung quanh ga đường sắt để phát triển đô thị, các khu dịch vụ thương mại, văn phòng, khách sạn. Theo ước tính, chỉ riêng tuyến ĐSTĐC với khoảng 23 ga khách và khu vực có thể phát triển dịch vụ, phát triển đô thị quanh ga khoảng 500 ha/ga, mật độ xây dựng 55%, nguồn thu từ khai thác quỹ đất ước tính lên đến 230.000 tỉ đồng… Những cơ chế trên sẽ là cơ sở và nguồn lực để phát triển ĐSTĐC trong thời gian tới.

Bộ GTVT cũng thừa nhận hiện công nghiệp đường sắt trong nước chưa phát triển, mới chỉ đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa đường sắt hiện hữu; chưa có định hướng mang tầm chiến lược lâu dài để phát triển. Theo tính toán, riêng chi xây dựng cơ sở hạ tầng của tuyến đường sắt khoảng 45 tỉ USD, đánh giá sơ bộ cho thấy các DN trong nước cơ bản đủ năng lực thực hiện phần xây dựng kết cấu hạ tầng với trị giá lên đến khoảng 30 tỉ USD (vật tư, vật liệu trong nước có thể sản xuất khoảng 25 tỉ USD), tạo ra thị trường lớn về sản xuất vật liệu, xây dựng… Đối với DN, chính sách trên giúp các DN trong nước có cơ hội nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, làm chủ phần vận hành, bảo trì và nội địa hóa lên 30 – 40% đóng mới toa xe; tạo nên động lực quan trọng để các DN cơ khí trong nước phát triển…

Cần khoảng 13.000 người khai thác, vận hành ĐSTĐC

Theo ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN (VNR), VNR đã đề xuất với Chính phủ và đã có chủ trương dự kiến giao cho ngành đường sắt thực hiện tốt công tác chuẩn bị để thực hiện quản lý vận hành khai thác ĐSTĐC. Theo đó, đầu tiên phải chuẩn bị nguồn nhân lực, ước tính ĐSTĐC cần khoảng 13.000 người cho khai thác, vận hành. Theo kinh nghiệm quốc tế phải phân kỳ đào tạo, tránh tình trạng đào tạo sớm quá chưa có việc.

Mai Hà – Thanhnien.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Khan hiếm máy bay, Bộ GTVT yêu cầu không tăng giá vé trái quy định

Theo Bộ GTVT, thời gian qua, một số hãng hàng không Việt Nam triển khai việc tái cơ cấu, thực hiện trả máy bay, cắt giảm khai thác một số đường bay. Bên cạnh đó, theo thông báo của nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW), một số máy bay của các hãng hàng không phải triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa chuyên sâu động cơ PW1100 đã ảnh hưởng đến các đường bay nội địa và quốc...

Tăng tàu khách tuyến Bắc

Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, tàu khách Thống...

Hỗ trợ đảm bảo thi công Gói thầu A1-1 cao tốc Bến Lức – Long Thành

Hỗ trợ đảm bảo thi công Gói thầu A1-1 cao tốc Bến Lức – Long ThànhViệc thi công gói thầu A1-1, Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, khu vực nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thuộc địa phận tỉnh Long An đang bị cản trở, nhà thầu không tiếp cận được công trường. Thi công đoạn tuyến...

Đề xuất các nguyên tắc và cơ chế xử lý các dự án BOT gặp khó khăn

Đề xuất các nguyên tắc và cơ chế xử lý các dự án BOT gặp khó khănƯớc tính, tổng nhu cầu vốn nhà nước cần bố trí để xử lý 8 dự án BOT do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quản lý đang bị vỡ phương án tài chính do gặp những khó khăn, vướng mắc khách quan cần khoảng 10.650 tỷ đồng. Trạm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi cao hay trên các nẻo đường. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là các...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của loài hoa cũng là một câu chuyện thú vị của những con người đã góp phần đưa loài hoa này trở...

Cùng chuyên mục

Màn lội ngược dòng kịch tính của các tay đua mô tô nước tại Bình Định

Sau 3 ngày thi đấu đầy kịch tính, Giải Vô địch Thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã khép lại với những kết quả ấn tượng. Ngày 24/3, tại đầm Thị Nại (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship chặng Grand Prix of Bình Định. 55 tay đua đến từ 26...

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Sáng 22/3, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Hà Nội), Tiểu ban diễu binh, diễu hành tổ chức hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ...

Thành phố bảy sắc cầu vồng ở Thanh Hóa

Một dải bờ biển nhiều gam trầm ở Thanh Hóa bỗng trở nên rực rỡ, sống động chưa từng thấy khi quần thể nghỉ dưỡng Flamingo Ibiza Hải Tiến dần lộ rõ hình hài. Một Ibiza đầy màu sắc của Việt Nam Nếu như phần lớn các khu nghỉ dưỡng thường chọn gam màu trầm, trung tính với các sắc chủ đạo như nâu gỗ, xanh dương, trắng... nhằm mang đến cảm giác sang trọng, ấm áp, bình yên, cho khách du...

Ngắm các ‘bông hồng thép’ tập luyện diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, hơn 170 "bông hồng thép" thuộc khối nữ cảnh sát vẫn hăng say luyện tập để chuẩn bị diễu binh trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), hơn 800 cán bộ, chiến sỹ công an đang hăng say luyện tập diễu binh, diễu hành để thực hiện trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến...

Khánh Hoà: Tập trung đầu tư hạ tầng cho địa bàn đặc biệt khó khăn

Theo ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 52km quốc lộ; 63km tỉnh lộ; hơn 88km hương lộ (liên huyện) đi qua. Đến nay, nhờ có sự quan tâm của tỉnh, hạ tầng giao thông của huyện đã cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, khi triển...

Mới nhất

Xem loạt ảnh này mà rưng rưng nhớ thời bao cấp

Tem phiếu mua thịt, mua vải, mua dầu, hình ảnh các cửa hàng mậu dịch, cảnh chen nhau xếp hàng nhận đồ bao cấp... từ thập niên 70, 80 được tái hiện qua những bức ảnh sinh động khiến người xem không khỏi rưng rưng khi nhớ lại một thời đã xa. Chứng minh thư thời "ông bà ta". Phiếu mua...

Mãn nhãn màn lướt sóng đẹp mắt của các tay đua mô tô nước

Ngày đầu tiên chặng đua Grand Prix of Binh Dinh 2024, những “siêu” mô tô nước với âm thanh động cơ vang vọng ở ngay Đầm Thị Nại đã thu hút người dân địa phương và khán giả theo dõi. Ngày 22/3, Aquabike Promotion, nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách gồm 55 tay...

Ngắm các ‘bông hồng thép’ tập luyện diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, hơn 170 "bông hồng thép" thuộc khối nữ cảnh sát vẫn hăng say luyện tập để chuẩn bị diễu binh trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những ngày này, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), hơn 800 cán bộ, chiến sỹ công...

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Để níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Hồ Văn Lý còn tích cực tham gia các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể do các cấp triển khai tại địa phương. Bằng tình yêu và trách nhiệm, Hồ Văn Lý đã chung sức cùng chính quyền địa phương...

Khánh Hoà: Tập trung đầu tư hạ tầng cho địa bàn đặc biệt khó khăn

Theo ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 52km quốc lộ; 63km tỉnh lộ; hơn 88km hương lộ (liên huyện) đi qua. Đến nay, nhờ có sự quan tâm của tỉnh, hạ tầng giao thông của huyện đã cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi...

Mới nhất