Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTăng trưởng GDP 2024: Cần sự phục hồi lan tỏa, đồng đều

Tăng trưởng GDP 2024: Cần sự phục hồi lan tỏa, đồng đều

Theo các kịch bản và dự báo mới nhất, tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt mục tiêu trong khoảng 6-6,5% (mục tiêu Quốc hội quyết nghị). Tuy nhiên, việc đạt cận dưới (6%) hay cận trên (6,5%) chủ yếu phụ thuộc vào mức độ “bứt phá” như thế nào trong nửa cuối năm.

Tăng trưởng quý II khó tăng tốc mạnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cập nhật dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024. Với kịch bản 1, tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6%; trong đó tăng trưởng quý II là 5,85%, quý III và IV lần lượt là 6,22% và 6,28%. Ở kịch bản 2, tăng trưởng cả năm đạt 6,5%; trong đó tăng trưởng quý II là 6,32%, quý III và quý IV lần lượt là 6,79% và 7,08%.

Cần lan tỏa tăng trưởng từ lĩnh vực thương mại quốc tế tới các lĩnh vực trong nước
Cần lan tỏa tăng trưởng từ lĩnh vực thương mại quốc tế tới các lĩnh vực trong nước

Các mức tăng trưởng GDP dự kiến trong quý II dù ở mức thấp (5,85%, theo kịch bản 1), hay ở mức cao hơn (6,32% theo kịch bản 2) đều cho thấy nền kinh tế giữ được đà phục hồi, song chưa có sự bứt phá đáng kể. Tăng trưởng nửa đầu năm vì vậy chỉ sát mức 6%.

Đáng chú ý, các dự báo mới nhất đến từ các tổ chức trong và ngoài nước cũng cho thấy sự tương đồng này. Đơn cử, theo kịch bản cơ sở trong báo cáo “Kinh tế Việt Nam quý I và dự báo cả năm 2024” do TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố, tăng trưởng GDP quý II có thể đạt 5,9-6,3% và nửa đầu năm là 5,8-6,2%. Trong khi đó, Báo cáo của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC dự báo, tăng trưởng quý II ở mức 6%.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: phải nỗ lực cao nhất, thực hiện tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 6,5%.

Sự khác biệt trong các dự báo nằm nhiều hơn ở nửa cuối năm. “Trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại nhưng lạm phát và lãi suất giảm, cùng với đà phục hồi nội tại và các nỗ lực cải thiện thể chế, môi trường đầu tư – kinh doanh, kinh tế Việt Nam năm 2024 dự báo tăng trưởng cao hơn, trong khi lạm phát được kiểm soát trong mục tiêu”, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV cho biết.

Cụ thể, theo kịch bản cơ sở của Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tăng trưởng GDP quý III dự báo trong khoảng 6,2-6,5%, quý IV trong khoảng 6,3-6,8%. Các dự báo này đều quanh ngưỡng 6,5% – sự bứt tốc khá tốt so với quý II và nửa đầu năm. Tổng thể năm 2024, dự báo GDP tăng trong khoảng 6-6,5%, CPI bình quân tăng 3,4-3,8%, theo kịch bản cơ sở này.

Từ góc nhìn của mình, bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nhận định: “Việt Nam vẫn duy trì vững vàng lộ trình phục hồi với mũi nhọn dẫn đầu là triển vọng thương mại tươi sáng hơn”. Phân tích cụ thể, chuyên gia này cho biết, việc xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng hơn 14% trong tháng 3 và tăng trưởng cả quý I ở mức 17% so với cùng kỳ năm trước có nguyên nhân chủ yếu là do một đợt đi lên của chu kỳ hàng điện tử mà Việt Nam được hưởng lợi nhờ đóng vai trò trung tâm sản xuất quan trọng cho điện thoại thông minh của Samsung. Bên cạnh điện tử, sự phục hồi của xuất khẩu tiếp tục mở rộng sang những ngành hàng khác như dệt may, da giày… mặc dù đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp. Cùng với đó, dù tăng trưởng nhập khẩu cũng phục hồi lên mức hai con số (tăng 14%) trong quý I, song vẫn thấp hơn mức tăng của xuất khẩu và giúp thặng dư thương mại tăng lên hơn 8 tỷ USD.

“Không chỉ chu kỳ thương mại ngắn hạn xoay chiều mà triển vọng FDI dài hạn tích cực cũng tiếp tục kéo dài”, bà Yun Liu bổ sung và chỉ ra, tổng vốn FDI đầu tư mới trong quý I/2024 tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước, tới 65% trong số đó tập trung vào lĩnh vực trụ cột là sản xuất…

Cần sự phục hồi lan tỏa, đồng đều

Tuy nhiên theo chuyên gia HSBC, mặc dù chu kỳ xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu nhìn thấy tín hiệu phục hồi, nhưng vẫn chưa đủ để chuyển hóa thành một cú hích đáng kể cho các lĩnh vực trong nước. Nói cách khác, quá trình phục hồi diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Sự “không đồng đều” có thể thấy rõ nét nhất trong khu vực dịch vụ. Trong khi có những điểm sáng như lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu đang trên đà lấy lại “phong độ” trước đây, hay các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục duy trì đà tăng trưởng rất tích cực khi lần đầu tiên kể từ COVID-19, lượng khách quốc tế đến Việt Nam hàng tháng đã gần chạm mốc 1,6 triệu trong tháng 3 vừa qua và vượt 13% so với mức trước đại dịch; thì đồng thời, chúng ta cũng thấy các dịch vụ như thông tin và truyền thông, tài chính… tiếp tục đà chậm lại từ quý IV/2023, trong khi lĩnh vực bất động sản vẫn đóng góp ít ỏi cho tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng doanh số bán lẻ cũng chưa trở lại mức xu hướng trước đại dịch… Kết quả là sự sụt giảm tốc độ tăng chung khu vực dịch vụ, khi lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 6,1% trong quý I vừa qua.

“Để lấy lại mức tăng trưởng như trước đại dịch, Việt Nam cần lan tỏa tăng trưởng từ lĩnh vực thương mại ra các dịch vụ trong nước”, chuyên gia kinh tế Yun Liu nêu quan điểm, đồng thời lưu ý, mặc dù GDP quý I vừa qua tăng trưởng tích cực, song vẫn thấp hơn kỳ vọng (mức tăng 5,66%, thấp hơn dự báo của HSBC và thị trường là 6,4%). Do GDP quý I yếu hơn dự báo, nhưng kỳ vọng hoạt động kinh tế sẽ gia tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm khi cần thêm thời gian để sự phục hồi lan tỏa rộng khắp, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6,0% cho năm nay, trong đó có điều chỉnh dự báo với 3 quý còn lại. Cụ thể, bên cạnh con số quý II đã đề cập ở trên, các mức dự báo tăng trưởng quý III và quý IV đều ở mức 6,2%.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh những điểm sáng tích cực, diễn biến quý I vừa qua cũng cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, cùng với thực tế các rủi ro từ bên ngoài vẫn hiện hữu và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam thì các yếu tố trong nước, nhất là một số động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư tư nhân, tiêu dùng phục hồi chậm, trong khi thể chế cho các động lực tăng trưởng mới chậm ban hành là những vấn đề cần tập trung hóa giải.

Tăng trưởng ổn định của khu vực nông nghiệp, tiếp tục giữ được đà phục hồi tích cực ở khu vực công nghiệp, trong khi có những bứt phá tốt và đồng đều hơn ở khu vực dịch vụ là điều mà các chuyên gia kỳ vọng để kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 6-6,5% trong năm nay. Trong bối cảnh còn nhiều bất định, rủi ro, dù ở kịch bản đạt 6% (cận dưới) hay 6,5% (cận trên) đều cần những nỗ lực và quyết tâm cao nhất. Và tất yếu khi đã có những nỗ lực không ngừng, cộng hưởng với những điều kiện thuận lợi hơn – hoặc ít nhất không xấu đi từ môi trường kinh tế toàn cầu, thậm chí tăng trưởng kinh tế năm nay có thể vượt mục tiêu đặt ra. Như theo kịch bản tích cực trong báo cáo của Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, tăng trưởng GDP năm nay có thể ở khoảng 6,5-7%.





Source link

Cùng chủ đề

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo tờ Global Times, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý I năm nay đã đạt 29,63 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tại lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại vào tháng 3, trong khi PMI ngành dịch vụ đạt điểm cao nhất kể từ tháng 7 năm 2023. ...

Không lùi bước, quyết đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%

Dù nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Chính phủ quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục phục hồi tích cực. Ảnh: Đức Thanh Chọn kịch bản 6,5% Đã có 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024...

Vững vàng trước thử thách, kinh tế tiếp đà hồi phục

Kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục, với tăng trưởng GDP quý I/2024 ước đạt 5,66%. Dù phía trước còn khó khăn, nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ và nỗ lực, nền kinh tế có thể tiếp tục tăng tốc. Xuất nhập khẩu là một điểm sáng trong quý I/2024, với tổng kim ngạch tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.  Ảnh: D.M Đi...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản tăng nhẹ

Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hà Lan tăng mạnh trong tháng 1/2024? Ngành gỗ họp bàn tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu năm 2024 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản trong tháng 2/2024 đạt 110 triệu USD, giảm 32,5% so với tháng 1/2024 và giảm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương 2021-2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới đây đã ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương... Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công Thủ tướng...

Động lực thúc đẩy kinh tế vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 32 với việc xem xét về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Theo quy hoạch, đường bộ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đây là trục giao thông quan trọng, kết nối vùng Tây Nguyên với...

Kết nối nông sản sạch và ươm tạo những doanh nông từ “Phiên chợ xanh tử tế”

Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức “Phiên chợ xanh tử tế” - nơi kết nối nông sản sạch và ươm tạo những doanh nông tử tế.Trong những ngày cuối tuần cuối tháng 4, nhân sự kiện “Sinh nhật lần thứ 8 của Phiên chợ xanh - tử tế”, Trung tâm BSA sẽ tổ chức các phiên chợ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/4

Tỷ giá trung tâm tăng 90 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 22,67 điểm hay giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng, xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 17/4. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4 ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

IMF: Châu Á không nên quá phụ thuộc vào động thái của Fed

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giục các ngân hàng trung ương châu Á tập trung vào vấn đề trong nước, tránh quyết định theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Tại hội nghị do IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tại Washington hôm 18/4, Krishna Srinivasan - Giám đốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương tại IMF nhận định lãi suất tại Mỹ "có ảnh hưởng mạnh và ngay lập tức" đến...

Sắc đỏ bao trùm nhóm cổ phiếu chứng khoán

SSI và VND lần lượt giảm hơn 4%, hàng loạt cổ phiếu khác của ngành chứng khoán chìm trong sắc đỏ, kéo thị trường đảo chiều giảm hơn 13 điểm. Với 60% khớp lệnh đến từ bên bán, SSI chốt phiên hôm nay giảm 4,7% so với tham chiếu, thanh khoản đạt gần 1.750 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất và đứng thứ 4 trong nhóm cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất...

Lợi nhuận quý I/2024 của PGBank đi lùi 24% so với cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – UPCoM: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với điểm sáng là thu nhập lãi thuần đạt 377,5 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, các hoạt động kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng lại kém khả quan khi ghi nhận khoản lỗ gần 8,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước, hoạt động này mang về cho...

Tây Bắc “cháy phòng” dịp lễ 30.4-1.5

Lượng khách tăng đột biến, nhiều điểm du lịch ở các tỉnh Tây Bắc "cháy phòng" dịp lễ 30.4-1.5. Ảnh: Minh Nguyễn Những ngày cuối tháng 4, ghi nhận của PV Báo Lao Động các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khu nghỉ dưỡng ở Tây Bắc đang tất bật chuẩn bị để đón khách đi du lịch.Ông Ngô Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Hòa Bình cho biết: “Kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5 kéo dài...

Cùng chuyên mục

Phố Wall bắt đầu lo vàng giảm giá

Sau thời gian dài tăng giá và vượt đỉnh 2.400 USD một ounce, nhà đầu tư Mỹ cho rằng vàng cần điều chỉnh trước khi tiếp tục tích lũy. Cuộc khảo sát hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy cả Phố Wall và Phố Main vẫn đặt cược vào vàng để kiếm thêm lợi nhuận. Trong 14 nhà phân tích Phố Wall, 10 người dự đoán giá vàng còn tăng cao hơn nữa vào tuần này. Ba...

Công ty bán vàng mã có doanh thu mùa Tết thấp kỷ lục

Yfaco, doanh nghiệp duy nhất trên sàn chứng khoán bán vàng mã, có doanh thu 8,6 tỷ từ mặt hàng này trong ba tháng đầu năm, mức thấp kỷ lục. Đây là số liệu nằm trong báo cáo tài chính quý II niên độ 2023-2024 (tương đương quý I/2024 trong thực tế) của Công ty cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (Yfaco - CAP). Kỳ này, công ty có hơn 102 tỷ đồng doanh thu và...

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương 2021-2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới đây đã ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương... Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công Thủ tướng...

Muốn kinh doanh vàng miếng phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 5.4.2024, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát, xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.Hiện nay, cơ quan chức năng đang...

Giá cước vận tải tại Tây Bắc biến động ra sao dịp 30.4-1.5

Còn ông Nguyễn Lương Sơn - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Xe khách Sơn La (tuyến Sơn La - Hà Nội) cũng không kỳ vọng quá lớn vào lượng khách sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ này.“Người dân có nhu cầu đi chơi, thăm người thân, du lịch dịp nghỉ lễ nhưng chủ yếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc sử dụng xe hợp đồng và qua các công ty...

Mới nhất

Chung tay tiết kiệm để không thiếu điện

Nhu cầu sử dụng điện của cả nước năm 2024 được dự báo tăng trưởng khoảng 9,6%. Tuy nhiên, thực tế các tháng đầu năm nay, nhu cầu sử dụng...

5 tên lửa nhắm vào căn cứ của Mỹ ở Syria

Ngày 21/4, truyền thông khu vực dẫn nguồn tin an ninh Iraq cho biết, 5 quả tên lửa đã được phóng vào tối cùng ngày từ Iraq hướng tới một căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria.

Ngọc Lặc: Ghi nhận về những Người có uy tín đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở

Truyền động lực thi đua cho đồng bào DTTSBao năm qua, những Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu sinh sống và làm việc ở các tổ chức, các thôn xóm, bản làng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, đang là những người đi tiên phong, đóng...

Hà Tĩnh rộn ràng khai trương mùa du lịch biển

Sau chương trình nghệ thuật là màn bắn pháo hoa đặc sắc kéo dài 15 phút mang đến cho người dân và du khách gần xa một “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng với sắc màu lung linh, ấn tượng. Source link

Dự án của Mercedes-Benz gặp khó khi gia hạn đầu tư

Được chấp thuận chủ trương gia hạn đầu tư, nhưng hơn 2 năm, Dự án Nhà máy Lắp ráp ô tô của Mercedes-Benz (tại TP.HCM) không hoàn thành được thủ tục vì vướng mắc trong việc xác định khu đất Dự án có thuộc trường hợp sắp xếp lại, xử lý tài sản công hay không. ...

Mới nhất