Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thai Nguyen - de l'origine de l'identité au chemin de l'intégration

Thai Nguyen appartenait autrefois au département de Vu Dinh, l'un des 15 départements du pays de Van Lang. Tout au long de l'histoire de la construction et de la défense du pays, Thai Nguyen a été la barrière nord de la citadelle de Thang Long, symbole de la légende du héros Duong Tu Minh. Dans l'histoire moderne, Thai Nguyen était la « capitale de la Résistance » avec ATK Dinh Hoa et ATK Cho Don, où l'oncle Ho et le Comité central du Parti ont pris de nombreuses décisions importantes qui ont conduit à la grande guerre de résistance contre les Français. Aujourd'hui, c'est le centre de la région montagneuse du Nord. Thai Nguyen n'a jamais été qu'un nom géographique. C'est une région culturellement dense, riche en identité et en traditions, et aujourd'hui le point de convergence d'un parcours d'innovation.

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên23/07/2025

Đồng chí Đinh Quang Tuyên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên.
Đồng chí Đinh Quang Tuyên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên.

Việc sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn không chỉ là câu chuyện địa giới hành chính. Đó là sự kết nối của hai mạch nguồn văn hóa: Một vùng bản địa trầm tích, một vùng giao thoa cởi mở. Trong thời điểm tỉnh Thái Nguyên mới đang định hình các trụ cột phát triển bền vững, chúng tôi có cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Quang Tuyên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên, để nhận diện chân dung văn hóa Thái Nguyên – không chỉ từ quá khứ mà còn qua cả tầm nhìn tương lai.

Gìn giữ những hằng số bản sắc

Phóng viên: Thưa đồng chí, nếu phải phác họa một “chân dung văn hóa” của Thái Nguyên mới, đồng chí sẽ bắt đầu từ đâu?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Tôi sẽ bắt đầu từ lịch sử. Văn hóa không nằm trong sách vở mà nằm trong từng thớ đất, nếp sống, trong câu Then, tiếng khèn và cả trong cách người Thái Nguyên mời nhau chén trà buổi sớm. Hằng số bản sắc ấy chính là sự đa dạng đan xen – nơi người Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Dìu, Sán Chay cùng sinh sống, giao thoa, hòa quyện thành một cộng đồng không chỉ cộng cư mà còn cộng cảm.

Chúng ta có vùng trà Tân Cương – tinh tế, tao nhã; có Then cổ và đàn Tính – ngân vang như tiếng lòng từ núi rừng trong những đêm Kỳ yên; có Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) cầu cho mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sôi khỏe mạnh, Lễ Cấp sắc đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai Dao, có tiếng Sán Dìu trong dân ca Soọng cô, có tiếng Dao trong điệu Pá dung, điệu múa Tắc Xình của người Sán Chay, tiếng khèn Mông ngân vang bên các sườn núi cao… Tất cả tạo nên một bức tranh văn hóa đa tầng – rất riêng, nhưng không biệt lập.

Cũng xin nhắc lại, Thái Nguyên là một trong những địa phương nằm trong vùng nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Cách đây 6 năm, năm 2019, di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đến nay, tỉnh Thái Nguyên có hơn 40 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mới đây nhất là lễ hội Núi Văn - Núi Võ ở xã Văn Yên (nay là xã Vạn Phú) và tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Cộng cảm văn hóa” – gốc rễ cho hội nhập

Phóng viên: Đồng chí vừa nhắc đến “cộng cảm văn hóa” – một khái niệm khá mới mẻ. Theo đồng chí, điều đó có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình hội nhập hôm nay?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: “Cộng cảm văn hóa” không được tạo ra từ một văn bản hành chính, mà hình thành từ đời sống cộng đồng lâu dài. Ở Thái Nguyên – Bắc Kạn, các dân tộc không chỉ sống gần nhau, mà sống với nhau. Họ chia sẻ không gian, ký ức và cả tiếng lòng. Chính sự cộng cư ấy tạo nên tính cách Thái Nguyên – khoan hòa, nghĩa tình, đổi mới và sáng tạo.

Và khi sáp nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Thái Nguyên mới – vùng văn hóa đậm chất bản địa, nguyên sơ được mở rộng cả không gian lẫn chiều kích – thì tính cộng cảm ấy được nâng lên một bậc. Chúng ta có cơ hội làm dày thêm bề sâu văn hóa và rộng thêm không gian hội nhập. Người Thái Nguyên hôm nay đang mang trong mình tinh thần "dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo", khát vọng vươn lên để xây dựng một Thái Nguyên giàu có, phồn vinh – và điều đó bắt nguồn từ sự cộng cảm ấy.

Chè Hoàng Nông. Ảnh: Khắc Thiện
Chè Hoàng Nông. Ảnh: Khắc Thiện

Để phát huy cộng cảm văn hóa ở Thái Nguyên, sắp tới, chúng ta cần tập trung vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống và xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Đồng thời, cần tạo môi trường để các dân tộc cùng giao lưu, chia sẻ và hưởng thụ văn hóa, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú của tỉnh.

Chuyển đổi số - “bộ loa” của văn hóa bản địa

Phóng viên: Thưa đồng chí, trong làn sóng chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, làm thế nào để văn hóa Thái Nguyên – với chiều sâu bản sắc và hồn cốt dân tộc – có thể được “kể lại” một cách sống động bằng ngôn ngữ của thời đại?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Tôi cho rằng, chuyển đổi số không phải là một dòng chảy tách rời văn hóa, càng không phải thứ sẽ làm mờ đi bản sắc truyền thống. Trái lại, nếu ví văn hóa bản địa như một khúc dân ca mộc mạc thì công nghệ chính là bộ loa hiện đại giúp khúc ca ấy lan xa hơn, vang vọng hơn – không chỉ trong tâm thức người Thái Nguyên mà còn vượt ra khỏi biên giới địa lý, đến với cộng đồng toàn cầu.

Văn hóa chỉ thực sự sống nếu nó được sống cùng con người hôm nay – trong những không gian sống mới, trong nhịp điệu của xã hội hiện đại. Chúng ta không thể kỳ vọng giới trẻ yêu Then, say Khèn nếu những giá trị đó không hiện diện trên điện thoại, trong các ứng dụng số, mạng xã hội hay nền tảng giải trí trực tuyến – nơi mà lớp trẻ đang “sống” mỗi ngày. Muốn văn hóa được kế thừa, trước hết nó phải được tiếp cận.

Thái Nguyên – vùng đất của di sản, của ký ức kháng chiến, của bản làng và lễ hội – đang từng bước số hóa kho tàng văn hóa ấy. Chúng tôi đã triển khai việc gắn mã QR tại các di tích để du khách có thể tiếp cận thông tin di sản một cách trực quan và sinh động. Trên những đồi chè Tân Cương, nơi vang vọng câu chuyện của bao thế hệ nông dân, giờ đây du khách có thể trải nghiệm bằng công nghệ thực tế ảo – như thể đang bước vào một câu chuyện đang kể.

Tỉnh đang tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa vùng Việt Bắc – không chỉ để lưu giữ mà còn để mở lối cho tương lai. Chúng tôi hỗ trợ các nghệ nhân dân gian – những "kho tư liệu sống" của cộng đồng – tiếp cận với nền tảng số: Đưa điệu Then thành podcast, đưa khèn Mông lên video YouTube, biến nghi lễ truyền thống thành sách nói, trò chơi tương tác, hay những mô hình thực tế ảo phục dựng lại không gian lễ hội.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, tôi rất ấn tượng với phim trường số Thái Nguyên đang trở thành “xưởng sáng tạo văn hóa” hiện đại, nơi công nghệ giúp lan tỏa bản sắc. Tại đây, bộ phim hoạt hình “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội” được bản địa hóa sinh động với đồi chè, tiếng đàn Tính, điệu Then, khèn Mông và sắc phục các dân tộc. Một biểu tượng mới cho hành trình Thái Nguyên vươn lên bằng bản sắc và sáng tạo. Chúng tôi tin rằng lưu giữ, kết nối và phát triển những giá trị bản địa bằng tư duy toàn cầu, mang văn hóa Thái Nguyên đến gần hơn với cả nước và thế giới.

Điều quan trọng là, dù công nghệ có hiện đại đến đâu thì cái gốc vẫn phải là con người. Không có công nghệ nào thay thế được sự rung động trong tâm hồn người nghệ sĩ, trong lòng người làm văn hóa. Nhưng công nghệ chính là cây cầu – một cây cầu mạnh mẽ, nhanh nhạy – giúp người hôm nay bước về thế giới của cha ông, bước vào kho tàng bản sắc dân tộc bằng một nhịp điệu mới, một cảm quan hiện đại hơn.

Tôi tin, nếu đi đúng hướng, chuyển đổi số không làm phai nhạt hồn dân tộc – mà trái lại, nó làm rạng rỡ thêm di sản văn hóa. Bởi văn hóa là thứ không bao giờ cũ, chỉ cần được kể lại bằng cách khiến người ta muốn nghe.

Trà - ngôn ngữ mềm của bản sắc Thái Nguyên

Phóng viên: Là vùng “đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên có thể dùng trà như một “ngôn ngữ văn hóa” để hội nhập không, thưa đồng chí?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Không chỉ có thể, mà nhất định phải đưa trà trở thành một “ngôn ngữ văn hóa” để hội nhập – đó là niềm tin và cũng là quyết tâm của chúng tôi khi nhìn về tương lai của Thái Nguyên trong thời đại mới. Với hơn 23.000ha chè, sản lượng đạt khoảng 260.000 tấn mỗi năm, xuất khẩu đến hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, trà Thái Nguyên từ lâu đã không đơn thuần là một sản vật nông nghiệp, mà là biểu tượng sống động của bản sắc – kết tinh của thổ nhưỡng, khí hậu, bàn tay cần cù và lối sống đậm chất trung du. Mỗi chén trà là một lát cắt văn hóa – nơi hiện diện của sự tinh tế, mộc mạc, chậm rãi nhưng đầy nội lực. Trà chính là “thương hiệu mềm” có khả năng lan tỏa, kết nối và đưa hình ảnh Thái Nguyên đến với bạn bè quốc tế một cách tự nhiên và sâu sắc.

Chỉ riêng về sản phẩm trà, tôi xin nói, năm 2019 Trà La Bằng (xã La Bằng), cụ thể là sản phẩm Đinh Tâm Trà, đã được chọn làm quà tặng tại Hội nghị cấp cao APEC 2017, diễn ra tại Việt Nam. Đây là một vinh dự lớn, đưa thương hiệu trà La Bằng đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Như vậy, trà đã tham gia vào “ngoại giao trà” Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương gồm Việt Nam và 20 quốc gia thành viên.

Chúng tôi đang từng bước hiện thực hóa điều đó bằng việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Văn hóa trà Thái Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia – mở đường cho việc thiết lập các thiết chế văn hóa có chiều sâu như Không gian văn hóa trà, Trường học văn hóa trà, Lễ hội trà cấp vùng gắn với chuỗi trải nghiệm du lịch ATK – nơi giao thoa của văn hóa, nông nghiệp và du lịch. Trà sẽ không chỉ để uống, mà để hiểu, để sống cùng và để kể một câu chuyện bản sắc bằng “ngôn ngữ thời đại”.

Tôi hình dung về một tương lai mà trà Thái Nguyên có thể trở thành chủ đề của một festival quốc tế, một chất liệu cho sáng tạo nghệ thuật, thậm chí là một sản phẩm văn hóa đại diện cho đất nước trong các hoạt động ngoại giao văn hóa.

Trà – với sự bền bỉ và thuần khiết của nó – sẽ góp phần viết tiếp hành trình hội nhập của một Thái Nguyên mới, năng động mà không rời gốc rễ. Và trong hành trình ấy, mỗi người dân vùng chè – từ những cụ già ở Tân Cương rót trà mời khách đến các bạn trẻ khởi nghiệp với nông nghiệp số – đều có thể trở thành “đại sứ văn hóa”, làm nên một Thái Nguyên vừa bản sắc, vừa hiện đại, vừa vững chắc trong hội nhập sâu rộng hôm nay.

Tôi xin nói thêm, sản phẩm trà Thái Nguyên đã tham gia vào chuỗi giá trị trong kỷ nguyên vươn mình. Văn hóa trà trở thành thành tố trong chuỗi giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch, sinh thái...gia tăng các giá trị trong thời kỳ mới.

Nhiều mô hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, trải nghiệm từ văn hóa trà đã ra đời không chỉ làm thay đổi chất lượng cuộc sống mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của người dân về vùng đất “Đệ nhất Danh trà” Thái Nguyên chúng ta. Sắp tới đây, hơn 20 cây chè cổ trên núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng sẽ được công nhận là cây Di sản Việt Nam làm chúng ta thêm tự hào về quê hương Trà Thái Nguyên.

Những bước chuyển từ Nghị quyết đến đời sống

Phóng viên: Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 33 về phát triển văn hóa, điều gì làm đồng chí tâm đắc, và điều gì còn trăn trở?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Điều tôi tâm đắc nhất là văn hóa đã trở thành máu thịt của đời sống, không còn là khẩu hiệu. Từ lễ hội truyền thống, không gian di sản, đến đời sống thôn bản, người dân đã thực sự sống cùng văn hóa. Mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, đời sống văn hóa cơ sở phong phú hơn, thiết chế văn hóa được đầu tư đúng hướng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trăn trở: Một số di sản chưa có người kế thừa; nghệ nhân cao tuổi chưa được tôn vinh đúng mức; lễ hội cổ bị mai một do thiếu nguồn lực. Do đó, chúng tôi đang xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa Thái Nguyên giai đoạn 2025–2035, với ba trụ cột: Bảo tồn giá trị bản địa, chuyển đổi số di sản và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cơ sở.

Hội nhập vào nền văn minh nhân loại: Kiên định và bài bản

Phóng viên: Gần đây, tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có nói, phải đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế quốc tế và nền văn minh nhân loại, để sánh vai với các cường quốc năm châu. Thưa Chủ tịch, văn minh là một thành tố của văn hóa; trong đó có sự thay đổi đến đỉnh cao trong cách suy nghĩ, lối sống và các chuẩn mực đạo đức của con người. Theo đồng chí, Thái Nguyên sẽ làm gì để không chỉ hội nhập kinh tế mà còn hòa vào dòng chảy văn minh?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Hội nhập vào văn minh nhân loại là một hành trình kiên định, bài bản và giàu bản sắc. Văn minh là tổng hòa của những gì tinh túy nhất – đạo đức, tư duy, lối sống, sáng tạo và tiến bộ.

Thái Nguyên muốn hội nhập văn minh thì phải xây dựng con người văn minh, nghĩa là từ giáo dục đến nghệ thuật, từ hạ tầng đến ứng xử xã hội – tất cả phải hướng đến chuẩn mực cao. Chúng tôi sẽ chú trọng đầu tư cho văn hóa học đường, đào tạo thế hệ trẻ biết tự hào và biết mở lòng. Bên cạnh đó, phải hiện đại hóa các thiết chế văn hóa, phát triển đô thị thông minh gắn với văn hóa cộng đồng.

Văn nghệ sĩ – người “chép sử bằng cảm xúc”

Phóng viên: Thưa đồng chí, trong dòng chảy hội nhập sâu rộng, khi văn hóa không chỉ là bản sắc mà còn là sức mạnh mềm của một địa phương – xin đồng chí cho biết, đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên đang đứng ở đâu trên hành trình lan tỏa các giá trị văn hóa của tỉnh? Và theo đồng chí, họ cần làm gì để xứng đáng với sứ mệnh được kỳ vọng? Về phía tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh có những kế hoạch gì nhằm tạo điều kiện để văn nghệ sĩ phát triển, cống hiến lâu dài?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Tôi luôn coi đội ngũ văn nghệ sĩ là những người giữ lửa, những người viết sử bằng cảm xúc. Trong mỗi giai đoạn phát triển của tỉnh, từ những năm tháng chiến khu đến thời kỳ công nghiệp hóa, rồi hôm nay là hội nhập quốc tế sâu rộng – văn nghệ sĩ Thái Nguyên luôn hiện diện như những nhân chứng và kiến tạo văn hóa bằng tâm hồn nghệ thuật, bằng những rung động rất riêng mà chỉ người làm nghệ thuật mới có thể chạm đến.

Họ không chỉ phản ánh hiện thực – mà còn tiên đoán, cảnh báo, truyền cảm hứng và dẫn lối. Tôi mong đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên không chỉ tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước – những người đã khắc họa Chiến khu Việt Bắc, bản sắc Tày – Nùng – Dao, không khí lò luyện thép hay hồn thiêng của sông Cầu mà còn tiên phong trong sáng tạo, đổi mới cách biểu đạt, kể lại câu chuyện văn hóa bằng ngôn ngữ của thời đại số.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà công nghệ thay đổi từng giờ, thẩm mỹ và cách tiếp cận công chúng cũng chuyển dịch mạnh mẽ. Vì vậy, văn nghệ sĩ hôm nay không chỉ cần đắm mình trong di sản, mà còn phải dấn thân, khám phá, phải viết và vẽ về những điều đang đến – không chỉ những gì đã qua. Đó là trách nhiệm, cũng là cơ hội để họ khẳng định vai trò trong xã hội hiện đại.

Sắc thu Ba Bể. Ảnh: Âu Ngọc Ninh
Sắc thu Ba Bể. Ảnh: Âu Ngọc Ninh

Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định văn hóa là nền tảng tinh thần và động lực phát triển. Chúng tôi đang xây dựng hệ sinh thái sáng tạo văn hóa, với văn nghệ sĩ là trung tâm: Từ việc thành lập Trung tâm sáng tạo văn hóa vùng Việt Bắc, mở rộng trại sáng tác, xây dựng Vườn văn hóa dân gian đến việc hình thành Quỹ hỗ trợ sáng tác nghệ thuật.

Chúng tôi kỳ vọng văn nghệ sĩ Thái Nguyên sẽ thực sự là những người kể chuyện của thời đại – mang hồn cốt quê hương, đưa văn hóa tỉnh nhà đến gần hơn với công chúng cả nước và bạn bè quốc tế.

Từ ký ức bản làng đến sân khấu hội nhập

Phóng viên: Thưa đồng chí, từng gắn bó nhiều năm với Bắc Kạn – nay là một phần máu thịt của Thái Nguyên mới – khi nhìn lại hành trình văn hóa vùng đất này, cảm xúc của đồng chí là gì?

Đồng chí Đinh Quang Tuyên: Thật khó để diễn tả trọn vẹn bằng lời... đó là một cảm xúc vừa thiêng liêng, vừa lay động sâu thẳm trong tâm hồn. Hành trình văn hóa mà tôi đã đi qua – không chỉ là chặng đường công tác, mà còn là những ngày tháng sống, cảm, và hòa mình trong đời sống tinh thần của đồng bào.

Tôi nhớ như in Lễ hội Lồng tồng với quả còn rực rỡ sắc màu trong ngày xuân, nhớ đêm Kỳ yên của người Tày, lặng nghe tiếng đàn Tính réo rắt dẫn lối cho những điệu Then cổ ngân vang giữa núi rừng. Tôi từng mê hoặc trong sắc màu văn hóa của Lễ hội Nàng Hai, sửng sốt bởi vẻ huyền bí trong Lễ cấp sắc của người Dao, từng đứng lặng giữa chợ phiên vùng cao, nơi tiếng khèn Mông bay lên hòa cùng ánh mắt trẻ thơ rạng ngời khi cất lên lời hát bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình...

Những ký ức ấy, tôi tin đang từng ngày được đánh thức, được gìn giữ, và quan trọng hơn – đang có cơ hội được kể lại bằng một giọng điệu mới: Giữ gìn căn cốt của bản sắc văn hóa truyền thống trong xu thế hiện đại, năng động, sáng tạo.

Tôi luôn mong rằng, văn hóa của chúng ta không chỉ nằm trong bảo tàng, không chỉ là những lễ hội mang tính trình diễn, mà sẽ sống cùng thời đại, sống trong trái tim thế hệ trẻ. Để các em hiểu: Chúng ta đến từ đâu, và sẽ đi đến đâu. Văn hóa, suy cho cùng, chính là cội nguồn bản sắc, là căn tính tinh thần, và là sức mạnh bền bỉ nhất mà một cộng đồng có thể mang theo trong hành trình đi xa.

Trong Thái Nguyên mới – một tỉnh hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử, con người từ cả Thái Nguyên và Bắc Kạn – tôi nhìn thấy một vận hội lớn. Chúng ta đang xây dựng một Thái Nguyên năng động, hiện đại, nhưng đồng thời cũng thấm đẫm bản sắc. Trong tiến trình ấy, văn hóa không thể chỉ là “phần mềm đi sau”, mà phải là nền móng phát triển, là động lực đổi mới và là chiếc cầu nối đưa chúng ta bước vào thế giới.

Giữ gìn bản sắc không phải là giữ mãi trong ký ức hay bảo thủ với truyền thống. Đó là cách để chúng ta tự tin hội nhập, để mỗi bước đi về phía tương lai đều mang theo căn cước riêng, không lẫn vào ai, không đánh mất mình. Và chính từ miền đất “Thủ đô gió ngàn” – từ ký ức kháng chiến đến khát vọng công nghiệp hóa, từ đồi chè xanh biếc đến không gian số rộng mở – tôi tin văn hóa Thái Nguyên đang bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hội nhập bằng bản sắc văn hóa truyền thống, phát triển bằng văn minh.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!

Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-nghe-thai-nguyen/cung-quan-tam/202507/thai-nguyen-tu-coi-nguon-ban-sac-den-hanh-trinh-hoi-nhap-7fa0ee2/


Comment (0)

No data
No data
La saison de floraison des lotus attire les touristes vers les majestueuses montagnes et rivières de Ninh Binh
Cu Lao Mai Nha : Là où la sauvagerie, la majesté et la paix se mêlent
Hanoï est étrange avant que la tempête Wipha ne touche terre
Perdu dans le monde sauvage au jardin des oiseaux de Ninh Binh
Les champs en terrasses de Pu Luong pendant la saison des pluies sont d'une beauté à couper le souffle
Des tapis d'asphalte « sprintent » sur l'autoroute Nord-Sud à travers Gia Lai
Morceaux de teinte - Morceaux de teinte
Scène magique sur la colline de thé « bol renversé » à Phu Tho
Trois îles de la région centrale sont comparées aux Maldives et attirent les touristes en été.
Admirez la ville côtière scintillante de Gia Lai à Quy Nhon la nuit

Patrimoine

Chiffre

Entreprise

No videos available

Nouvelles

Système politique

Locale

Produit